Saturday, July 25, 2015

Phan Thiết - Ngày Xưa, Trường Cũ




Để kính dâng hương hồn Phụ Mẫu tôi, những người đã:

"Thẹn đèn Hổ Lữa, đau lòng mẹ,
Nay thét, Mai Gầm, rát cỗ cha." (1)
-Để thành kính tri ân quý vị Lương Sư mang hoài vọng Hưng Quốc.
-Để thân tặng bạn bè cũ của một thời Phan Thiết.


Phan Thiết Phạm Đình Thừa
"Học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ¡t phải lùi", câu châm ngôn thời thượng hiển hiện trên tường vôi các lớp học thuở khai trí, ngày tiểu học, đã trở thành kinh nhật tụng để các thầy, các cô xả bầu tâm sự khi một con vịt đẹt, một con rùa chậm tiến không thuộc bài hay quên làm bài. Không tiến là phải lùi, không có chỗ đứng cho sự dậm chân tại chỗ. Khổ thế! Nhìn lại khoảng đời 12 năm c¡p sách đến trường Tỉnh, tôi không biết mình tiến hay lùi trong một giai đoạn 7 năm, từ lớp 1 đến lớp Đệ lục, tức lớp 7! Nói lùi thì không đúng vì mỗi năm tôi cứ bị đẩy lên 1 lớp và phải khệ nệ, gò gẫm, n¡n nót viết tờ đơn xin "miễn tuổi" ở mỗi kỳ thi. Nhưng, nói tiến, cũng chẳng ra làm sao vì trong suốt thời gian này, tâm trí tôi không "đóng chốt" ở những trò "tính rợ", "tính bí", phép "quy tắc tam xuất" hay chuyện 6 con gia súc (Lục Súc Tranh Công), chuyện Giáng Tiên (Bích Câu Kỳ Ngộ), Lục Vân Tiên...Trong lớp học, tâm hồn tôi lại bay về nhà để bầu bạn cùng mấy con dế chiến đựng trong hộp quẹt giấy, soi lỗ cẩn thận, con quít xanh lè đang đẻ trứng đủ màu... Trông cho mau đến giờ nghe tiếng trống tan trường của ông cai già để vọt lẹ về đánh bi hay đá dế, đánh đáo hay đá banh và lội đua qua sông Mường Mán với đám bạn "đồng hội, đồng thuyền". Có hứng thú chăng là mớ chuyện giang hồ phiêu lưu của anh chàng Jean Van Jean trong Les Misérables của Victor Hugo được thầy Trác kể từng đoạn vào cuối giờ học, năm lớp Nhất. Ngày nghỉ học, thế giới của tôi là khu Mã lạng dọc bờ Cà Ti, bầu trời xanh v¡t, mở rộng của xóm Động trên đường về Phú Hài...để, hoặc tháp tùng các bạn đi chăn trâu, hái trái rừng, hoặc bắt dế, b
t chim... Chính vì vậy, việc học hành như con nước sông Mường Mán, khi ròng, khi lớn. Có tháng, được sp hạng trong khoảng từ thứ nhất đến thứ năm, có tháng, tôi lại trụt xuống gần đội sổ! Trồi, sụt bất thường như tiết trời, như căn bệnh của anh chàng Lệnh Hồ Xung mà ngay nhóm lang băm Đào Cốc lục Tiên cũng thúc thủ. Trường hợp của tôi không may mn như chàng lãng tử họ Lệnh Hồ. Không ai hiểu con bằng cha mẹ; ông, bà Bô tôi không thúc thủ và cứ nghe đồn nhà giáo nào nổi tiếng dữ dằn, học trò thấy là lm lét, "kính nhi viễn chi", lập tức, bằng mọi cách, gữi ngay thằng nhỏ đến để nhờ "trông hộ giùm cháu"! Những vị thầy, cô thuộc "trường phái" hóc búa thời Tiểu học của tôi rất đông đảo nhưng nổi tiếng nhất trong giới "thứ ba" (nhất quỷ, nhì ma, thứ ba, học trò) là cô Yến, thầy Tiệp, thầy Mô; các "đấng" ít khi quên chiếc roi mây hay cây thước bảng dài, lúc đi dạy. Vào tháng "nổi", tôi không bao giờ được khen nhưng vào lúc "chìm", mấy vị thầy khả kính như thầy Tiệp, thầy Mô phải bận rộn và khổ lây, "nay thét, Mai Gầm" rát cả cổ và để tát cho thằng nhỏ dính dài dài vào bảng đen. Nhưng dầu có lãnh những trận đòn lẻ tẻ ở trường, đòn hội chợ (của ông bà Bô) khi về nhà, thằng nhỏ tôi vẫn dững dưng xem các trò toán đố, chuyện Chuột bạch, Chuột cống (Trinh Thử), Phan, Trần là chuyện nhỏ, không hấp dẫn, không quan trọng, là đồ bỏ không đáng để bận trí lớn! "Chí lớn" không thể dính vào những món tầm thường như một con gà là 15 đồng, 3 con trò phải trả mấy đồng! Hạnh phúc nhất là những ngày nghe tin cô, thầy lâm bệnh! Mặt làm ra vẽ buồn buồn cho có tính "hợp đồng" với chúng bạn nhưng khi phóng ra khỏi lớp học là tôi vái thầm cho các đấng đừng "chóng lành bệnh"! Nhưng đau khổ nhất là việc khệ nệ "đi Tết thầy". Dầu đã núp thật kỹ vào tận cùng phía đuôi vẫn bị thầy điểm danh, nói vài lời sĩ-vã-nhẹ-nhàng (Tết mà!): "Học như đi thuyền trên dòng nước ngược..." Biết rồi, khổ lm, nói mãi! Rất ư là mất mặt trước chúng bạn, tôi vẫn cố gng thốt ra lời chúc tốt đẹp cho thầy và gia quyến, được ông bà Bô bt thực tập nhiều lần trước khi ra đi. Việc học của tôi vẫn thường xuyên trồi sụt như "chuyện của mấy bà" cho đến một hôm...
Tối hôm ấy như thường lệ, cơm nước xong, tôi tìm cách, xách giò đi họp bạn đầu xóm, chơi trò Hoa kỳ, Ăn cướp. Trong cơn hổn chiến, một thằng lớn tuổi và to con hơn mà tôi không bao giờ quên tên, Nhỏ xịnh. Nó tên Nhỏ nhưng vì quá mập nên bước đi trở nên khập khểnh, cà khịa, thiếu cân bằng nên chúng tôi gọi Nhỏ xịnh. Nhỏ xịnh có lẻ quá hăng tiết vịt, thọi tôi một cú vào ngay mặt đến "tá hỏa tam tinh"! Trò chơi bổng biến thành "chiến trận" thật sự. Máu nóng dồn lên kh
p mặt nhưng biết mình không "chơi" lại, tôi bình tỉnh nhặc hòn đá bằng nữa bàn tay, lấy hết sức bình sanh ném về phía nó, trong khi tên này đang buông tiếng cười khả ố mừng chiến thng. Tôi nghe tiếng la thảng thốt và không để mất một giây, co giò dọt lẹ về nhà, tấp vào bàn học, lật sách ra đọc như chẳng có chuyện gì xãy ra. Mẹ tôi nhìn tôi với ánh mt nghi ngờ vì thằng con hôm nay bổng đâm ra tử tế, "bỏ cuộc chơi" hơi sớm. Bà không ngạc nhiên lâu vì tiếng huyên náo đã nổi ồn trước cổng nhà, trong không gian tịch mịch buổi đầu hôm. Tôi biết có chuyện lớn. Lực lượng hùng hậu gồm toàn gia thằng Nhỏ xịnh, lớn, bé, trẻ, già đang dàn đội hình hàng ngang trước nhà tôi để chỉ đưa ra một tối hậu thư ng¡n, gọn nhưng đệm thật nhiều lời chữi rủa nặng nề, có vần có điệu: "Mấy người không biết dạy con. Con tôi bị con mấy người liệng đá bể đầu, máu me tùm lum rồi đây nè!" Ba, mẹ tôi quay lại nhìn, tôi đang muốn độn thổ phía sau. Tôi xanh mặt yên lặng, như vậy đã chính danh thủ phạm. Sau khi giải quyết xong vụ "mng vốn", băng bó, rịt thuốc, xoa dầu cho thằng "thương binh" Nhỏ xịnh và trong khi tôi đang bồn chồn lo l¡ng về một trận đòn bảo táp sẽ xãy ra, Ba, Mẹ tôi, khác hơn thường lệ, lại không nói tiếng nào, chỉ thở dài bỏ vào trong. Chính điều này đã làm tôi "suốt đêm không ngũ, bên tách cà phê đen...", ngồi đối bóng với ngọn đèn hột vịt trên bàn học. Như vậy là các người đã "hết ý" để giải quyết thằng con?! Bổng dưng, tôi thấy ghét cay, ghét đng tiếng dế gáy, âm điệu đã ru tôi từ thuở nào đến bây giờ. Tôi vùng dậy, thu nhặc hết các hộp dế, lớn, nhỏ, mở np vứt ra đường. Nếu gọi đây là hành động cách mạng, tôi đã thực hiện cuộc cách mạng bản thân, một cách hùng hồn, anh dũng. Có lẻ đây là cuộc cách mạng không đổ máu, đầy nhân từ, vị tha và bác ái nhất trong lịch sử con người?!. Trong khi đó, nơi trường học, tôi bước vào một thế giới mới của Đại Số, Hình Học và nhất là, những câu thơ Chinh Phụ Ngâm... "Chàng từ đi vào nơi gió cát. Đêm trăng này nghĩ mát phương nao?" hoặc "Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại. Mai Hồ vào Thanh hải dòm qua"...Âm điệu lãng mạn của thơ bà Đoàn thị Điểm, của kiếp đời chinh phu phiêu bạt đã quyến rủ thằng nhỏ. Tôi mê mẫn, thích thú với "âm cộng âm là âm", "nợ thêm nợ là nợ", "thù của thù là bạn" và từ đấy, tôi mới cảm thấy mình không "lùi", tức là "tiến"...

Theo nhận xét của một "ông" học trò B
c kỳ rặc, thuộc loại "thứ ba" (nhứt quỷ, nhì ma), sau khi đã lãnh đủ 5 bó tuổi trời, thì đầu óc con người đến một lúc nào đó như bị "vỡ ra". Như Einstein "vỡ ra" để cống hiến cho nhân loại thuyết Tương đối, trí nảo tôi ch¡c cũng đã vỡ vụn để mất tiêu hình bóng những tên dế than, dế lữa, dế pha, những hòn bi đủ màu, đủ cở...Tôi lại đâm ra mc cở với chiếc quần xà lỏn và đôi guốc xuồng dễ chịu một thuở xa xôi. Rồi, lại cả gan, "rặn" được ra thơ! Bài thơ con cóc năm Đệ ngũ, ở tuổi 13. Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú đầu đời, nhân người bạn của bà chị, con ông xếp ga ngang xóm, cùng trang lứa, qua đời trong một đêm Thu. Người con gái thật hiền như tên đặt. Hòa, tên cô gái, vẽ thật đẹp và đã chiếm giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh độc nhất do Ty thông tin tổ chức cho học sinh các trường trong Tỉnh. Thấp thoáng bóng dáng Chu mạnh Trinh, phảng phất giọng điệu Tôn thọ Tường, bài thơ xin được chép lại:

"Nàng ơi, nàng chết bởi vì đâu?!

Để lại trần ai vạn nỗi sầu

Bạn đời khóc hận vì thương nhớ

Huynh đệ nào ai thấy bóng đâu!

Son phấn đành cam vùi một nấm

Má hồng đã gãy giữa đêm thâu

Giờ đây trần thế nào ai thấy

Một bóng dịu hiền, một dáng đâu?!"

Những dòng thơ ngớ-ngẫn-ngây-thơ và dĩ nhiên, như triệu, triệu bài thơ, trước và sau đó, trong một nước mà mỗi công dân là một nhà thơ, số phận của nó cũng hẩm hiu như người thơ "chưa lên đã xuống" và chỉ đi vào "văn học sử" của con tim tác giả!

Nói về trường ốc, sau này, khi nghe một ông thày rùa luận về Tử vi, tôi mới thấy được lý do tại sao mình cứ đổi trường, đời học trò, đổi đơn vị, đời lính, dài dài. Thầy Tử vi phán: "Số ông, sao Thiên Mã rạng l
m nên giò, cẳng lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Ông ở không yên chỗ." Quá đúng cho nữa đời trước nhưng từ sau khi đổi đời, sao con ngựa của tôi có lẽ bị què chân nên ăn nhờ, ở đậu xứ này hơi lâu, hơi kỹ. Từ lúc tập tểnh đến trường cho đến ngày rã đám, quả là tôi "thiên di" quá mức. Không muốn cũng chẳng được nào! Ngôi trường làng đầu tiên, học được nữa năm, bổng bị chủ đòi lại và lũ học trò nhỏ đành "vui mừng" về nhà nghĩ dài hạn. Một căn nhà ba gian đầu xóm được mau chóng sp xếp để có thể cầm chân lũ quỷ. Chưa hết niên học, vị thầy hiền từ nhất mà tôi mến, một hôm, không bao giờ trở lại trường nữa. Hỏi ra mới biết thầy bị "mấy ổng" bt đi biệt tích rồi?! Từ đó danh từ "mấy ổng" đã trở thành nỗi ám ảnh hải hùng trong tâm trí non nớt đám học trò nhỏ bọn tôi. Trường Nam Tiểu Học, không biết có từ lúc nào nhưng kể như tôi "trụ bộ" hơi lâu, 3 năm, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất. Trong thời gian này, trí óc tôi không đậu trên sách vỡ nhưng "ma đưa lối, qủy dt tay", lại làm trúng bài toán đố thi Tiểu học. Đáp số 45 quả! Quả gì, không còn nhớ, chỉ nhớ thằng bạn cùng xóm khóc tỉ tê với mẹ nó: "Con đã ra đúng 45 quả nhưng không hiểu sao lại chia cho 5 để còn có 9 quả"! Vì không hiểu sao và vì chỉ có 9 quả, ít xịt, nên nó được bà già cho ca bài "Từ khi anh thôi học..." để cầm tông-đơ thay viết. Nhìn nó ngày ngày đóng bộ tươm tất đi học nghề thợ cạo, mặt ra chiều tự mãn, tôi lại thấy mình "bất hạnh", sao chẳng thi rớt để ngon lành như vậy! Chính vì không thiết tha với sách vỡ, tôi trợt kỳ thi vào Đệ thất trường công. Tưởng sẽ được yên thân, rong chơi thoả chí, không ngờ, cuộc đời vốn hết 99 điều bất như ý, tôi bị ông bà Bô tống cổ đi học nữa, ở một trường tư, trường Trung học Tiến Đức, sau một trận đòn chí tử. Tai nạn thằng Nhỏ xịnh, vị cứu tinh đẩy con thuyền học hành của tôi trên dòng nước ngược, trận đòn thi rớt và phải chăng, một phần, vì đầu óc "vỡ ra", nên từ đó, như bị ma rượt, tôi cứ lầm lũi "tiến lên", chạy về phía trước và không còn "dám" trợt võ chuối lần nào nữa. Cũng từ đó, cuộc đời đi học bổng thấy ngát hương...

Ngát hương qua tình thầy trò, thật cảm động, khi tôi thi đậu vào trường công, Phan Bội Châu, cuối năm Đệ ngũ. Thầy Lê Choi, thầy dạy Pháp văn tận tụy trường Tiến Đức, đã móc ví tặng 100 tì, "để con mua thêm sách học khi qua trường mới"!. Thầy Khôi Anh, Việt văn, vị thầy đã đem lại những rung cảm lãng mạn trong tôi và tên ngồi cạnh, Trần thiện Thanh, qua những từ ngữ thênh thang ngày tuổi nhỏ như "vân trình" hay "đường mây"...Sóng lòng chao chao với Chu Mạnh Trinh, "Cung oán nỉ non đàn bạc mệnh. Duyên may dun rủi lưới Tiền đường." và bùi ngùi, cảm kích kẻ sĩ bất phùng thời, Cao Bá Quát, "Ba hồi trống giục mồ (đù?) cha kiếp. Một nhát gươm đưa bỏ (đ..?) mẹ đời!" Thầy Đặng Vũ Tiển, vị lương sư gói trọn đời mình trong chiếc kén giáo dục với ước vọng đào tạo một lớp người trẻ hữu ích mai sau. Còn, còn thật nhiều những vị thầy Tiến Đức đã mở một chân trời mới ngập tràn n¡ng ấm, trên vùng tâm thức mù mờ, nhiều mây xám của tôi...Cũng nơi trường này, tôi đã nguệch đúng 3 dòng "Lưu Bút Ngày xanh" đầu tiên và cuối cùng, trong tập lưu bút của một người bạn học nữ vì không thể từ chối lời mời thiết tha: "Viết đại đi mà, mai này đi trường khác, đâu còn gặp lại. Nhớ phải có hình dán vô đó nghen!" Phan Thiết nhỏ như n
m tay mà chị bạn lại bi thảm hóa viễn tượng chẳng còn trùng lai, vng tương phùng! Từ kỹ niệm học trò nơi đây, tên Trần thiện Thanh lại có thêm danh hiệu Nhật Trường với nhiều sóng gió... Phải chăng vì những ràng buộc mông lung đó, tôi đã quay lại Tiến Đức, sau 3 tuần vào lớp Đệ tứ Phan Bội Châu. Lý do viện dẫn trước ông, bà Bô: "Trường này dạy dỡ! Con phải trở về trường cũ để cuối năm thi mới đậu!" May m¡n, cuối năm đó tôi đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp với hạng Bình thứ. Cũng đã có kẻ dỡ khóc, dỡ cười vì bài dịch Việt, Anh "Tại Con Gà",trong kỳ thi! Con thuyền tôi trôi trên dòng Tiến Đức đúng 3 niên và đang trên đà tiến tới...

"Học sinh Phan Bội Châu tiến lên mau

Dù đường còn xa vai sánh vai không ngại gì..."

Bài hát năm nào của thầy Chung dạy nhạc cũng đã có "trò" sữa lời để làm thăng hoa đời c¡p sách: Học sinh Phan Bội Châu tiến đi đâu?!! Tiến qua cầu...Phan Thiết! Tôi vào Phan Bội Châu vì Tiến Đức hết lớp và đây cũng là lần đầu tiên Phan Thiết mở lớp Đệ tam (?). Ban B hay ban C, ông thầy dạy Việt văn khuyên nên đi theo nghề của chàng; thầy Toán, Lý, Hóa: "Ban B hợp với cậu hơn"! Ôi, thân này ví xẻ làm đôi được, một nữa "dzăn" chương, nữa...tính tiền! Không nghe lời khuyên của vị nào hết, tôi chọn chiếc thuyền có nhiều tên thuộc đám "thứ ba" (xin đừng hiểu lầm với phe phái chính trị đứng giữa!). Cho "dzui"! Ban A, âm thịnh, dương suy; Ban C, loe hoe mấy móng, rõ chán! Chỉ còn Ban B, Ban Toán, đầy đủ các khuông mặt quỷ, thần . Đệ Tam, chúng kháo nhau là năm hưởng nhàn. Mà đúng vậy, ngoài vụ chọc phá quý thầy, cô, trẻ, mới ra lò Quốc Gia Sư Phạm, mới ký Khế ước, còn thiếu kinh nghiệm, cố g¡ng tìm tòi những bài toán Tỉnh động, Bao hình hóc búa đố nhau, đố luôn cả thầy dạy, chúng tôi còn những quyến rũ khác. Phải nói rằng những năm cuối thập niên 50, đất nước ta thật thanh bình, sung túc. Tuổi thơ chúng tôi được mơn man, ve vuốt bằng những cơn gió chiều nhè nhẹ, êm trôi bên cầu Sở Muối để tâm hồn vu vơ, thấm đượm cơn buồn nôn giả tạo, vay mượn từ thuyết Hiện sinh, của Jean Paul Sartre, của Albert Camus, của Francois Sagan, "Buồn Ơi, Chào Mi"...Tâm hồn còn mở rộng, thê thiết thêm lên, với khuông mặt buồn-táo-bón của ông thầy Việt văn, thầy Lân, khi giảng Cung Oán Ngân Khúc của Nguyễn gia Thiều. "Thấy gì không các anh, các chị khi nhìn về cuối đời? Phải chăng một nấm mồ xanh cỏ đang đợi chờ. Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm!" Đó là lời "bình" của thầy trong một nhân dáng sầu-cô-độc-trí-thức! Rồi thơ Ronsard, Lamartine...rừng văn chương trữ tình Pháp như làn sóng bạc đầu vỗ vào vách tâm hồn mới lớn. "Revolt Without Cause", "East Of Eden", "Imitation Of Life"...những bộ phim nỗi danh càng nhận chìm chúng tôi vào mớ bòng bòng về câu hỏi thân phận, Human Condition! Tin tài tử James Dean chết vì tai nạn xe hơi được truyền chuyển như một cuộc vượt thoát khỏi cỏi đời phi lý! Thời hậu chiến, sau khi đã quá mệt mỏi trong trò chơi chém, giết nhau, người ta, chẳng những không "cám ơn đời, cám ơn trời" khi tận hưởng cuộc sống thanh bình, lại bỗng đâm ra "nhàn cư vi bất thiện", thấy cuộc đời trước m¡t sao quá vô vị. Người ta không còn bi thương, hết đau khổ trong biển đời trầm mặc nên đâm ra bi-thảm-hóa cuộc đời:

"Lủ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ

Một đời người u uất nổi trơ vơ..."

hay:

"Lủ chúng ta lạc loại dăm bẩy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ giống

nòi khinh..."

(Vũ Hoàng Chương)

Trông thấy cô em thướt tha, xinh đẹp, lại cứ cả quyết "người ta yêu mình", bất chấp nỗi lòng đương sự và nhất định đổ thừa cho..."hòan cảnh" tạo trái ngang, rồi đành tự an ủi bằng cái hẹn kiếp sau:

"Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau

Cùng em, nối lại chuyện xưa sau

Chờ anh dưới gốc sim già nhé

Anh hái đưa em đóa mộng đầu"

(Lư Trọng Lư)

Tuy chương trình Trung học Đệ nhị cấp không dạy thơ văn tiền chiến, vẫn có anh, có chị tìm lục cho ra để bào chửa cho thái độ có vẻ "hơi lười biếng" của mình. Khi nhu cầu cho tánh lười phát sinh thì chiếc cần cung ứng dĩ nhiên phải chạy theo và thời trang lúc bấy giờ là loại vải Dacron cho con trai và Nylon mút cho con gái. Bận hoài không cần phải giặt giủ, là, ủi, tốn công; đến khi rách thì lấy băng keo dán lại, tiếp tục trồng vào người! Đại diện cho "mốt" thời trang này là ông thầy Giêng dạy Sử, Điạ của Phan Bội Châu. Thơ văn tiền chiến, ngoài việc được sử dụng để làm dáng, còn bị lôi ra làm bình phong chọc phá nhau. Lớp học có người con gái mang tên Nguyệt, lập tức thơ Hàn Mặc Tử được đọc rân suốt dãy hành lang:

"Ô kìa, chị Nguyệt trần truồng t¡m

Lộ cái khuông vàng dưới đáy khe..."

Chị Nguyệt căm gan và tập thể Cốc, Ổi, Me, Xoài cũng phải chia xẻ vụ văn chương mất mặt này. Vì thế, sau một khoảng thời gian yên lặng, truyền đơn đã tung bay, b¡n đến cho anh chàng thi-sĩ-học-trò dám cả gan đọc thơ trêu cợt mấy....chị! Võn vẹn hai câu thơ của Xuân Diệu được "hiệu chỉnh":

"Làm thi sĩ nghĩa là chơi với chó...

Mơ chợ tan và vớ vẫn bên sông"

Chó hay lẫn quẩn lúc chợ tan và lò dò ven sông để kiếm...Quả là "độc"! Chuyện dài của thuở người-lớn-con-nít nếu phải kể lại, ch¡c không đủ giấy mực để ghi hết!

Bọn tôi, không kể những tên lớn tuổi mà đám nhóc chúng tôi lúc nào cũng gọi anh, đã có một số "bản mặt song song" (danh từ Quang học) b¡t đầu lú đầy mụn, đủ loại, đủ cở!. Đã có vài tên b¡t đầu nói ngọng khi đối diện với "mấy chị" ngang lớp và còng lưng đạp xe theo đuôi "mấy em", hai buổi đi về! Đã b¡t đầu biết yêu chăng?! Chúng nó còn được trớn khi có bài thơ Tình Toán Học đăng trên tạp chí Phổ Thông của ông Nguyễn Vỹ. Bài thơ dùng toàn danh từ toán mà tôi chỉ còn thuộc loáng thoáng vài câu:

"..................................................

Anh là Y, em là X bình-phương

Lủy-thừa lên tăng cấp số tình thương

................................................

Một đạo-hàm liên-tục đến vô-vàng

Anh bé nhỏ nhìn em mơ vô-cực..."

Riêng tôi, không dư dã thời gian để hao dầu, tốn sức như vậy vì bận giúp việc nhà. Chính vì vụ này, tôi hay đến trường trể. Một buổi sáng, năm Đệ Nhị, cổng trường đã đóng kín, tôi bị mấy chú em lớp dưới trực cổng không cho vào. Nói cách chi, mấy tên này cũng không chịu hiểu. Đang bối rối thì bổng lù lù xuất hiện...ông Hiệu trưởng! Trong chiếc áo sơ-mi lụa ngà, quần sậm màu, thầy Hiệu trưởng Lê Tá nghiêm lạnh như Tây Môn Xuy Tuyết trong Lục Tiểu Phụng của Cổ Long, nhàn nhã bước đến. Cảm giác "Đời Tàn Bạc Nổi" (Melodie En Sous Sol, tên một bộ phim Pháp, thời ấy, do Alain Delon thủ diễn) chạy rần rần trong cơ thể. Nhưng chuyện lạ xãy ra! Thầy đến bên đám học trò nhỏ, chỉ vào tôi mà phán: "Từ rày về sau khi thấy anh ni, mấy con phải mở cổng cho vào ngay, không vặn hỏi lôi thôi." Quay qua tôi, thầy đưa tay vổ vai: "Thầy biết! Thôi vào lớp kẻo trể." Tôi sửng sờ cảm động, lí nhí được mấy lời cảm ơn. Thầy Lê Tá, nhà giáo nổi danh suốt miền Trung và cũng như thầy Đặng Vũ Tiển, họ là những "lương sư hưng quốc". Có lẽ đã duyệt qua học bạ cũng như hoàn cảnh cá nhân tôi nên thầy dành cho nhiều cảm tình quý báu. Thầy còn tin tưởng nơi tôi để, một sáng mai ấy, đánh tiếng nhờ tôi trông hộ cô con gái nhỏ, trọ học ở Nha Trang, trước mặt lủ qủy, nơi tiền đình sân ga Phan Thiết, đang chờ tàu ra Trung, sau dịp nghĩ Tết: "Ra ngoài đó, khi mô rãnh đến thăm em nó với, con hỉ!" Cô gái đỏ mặt và tim tôi ch¡c cũng xanh dờn khi đám qủy rộ lên trận cười vũ bảo chế nhạo. Chúng cười là phải vì thân tôi, chưa ch¡c tự tôi lo xong và bên cạnh, còn những tên lớn hơn tôi về thân xác cũng như tuổi đời, thầy lại tỏ ra thiếu tin tưởng...Ngoài ông Hiệu trưởng, phải nói rằng chúng tôi còn may m¡n có được các vị thầy đem hết tâm huyết phục vụ nghề "bán cháo phổi"! Thầy Hường, môn Toán và Quang học, lúc nào cũng tỉnh bơ, vẫn sôi bọt mép giảng dạy, dầu tiếng chuông tan trường đã réo. Thầy Lê chính Long, Anh văn, với màu da nhiệt đới, cố méo mồm, uốn lưởi để tập chúng tôi nói đúng giọng Mỹ. Khác với thầy Long, người thay thế, thầy Cao hữu Hanh, hình như lúc nào cũng đem một chút sương mù của Luân Đôn, nơi thầy đã bỏ công tu luyện 10 năm, vào lớp học. Đầu óc non nớt của tôi lại tìm cách khôi hài hóa lối nói tiếng Anh của thầy qua việc rỉ tai với chúng bạn: Thằng nào muốn nói tiếng Anh đúng giọng Ăng-lê như thầy Hanh phải tập nói tiếng Quảng Nam trước! Cô gíáo Hoa mới ra trường đã phải nhỏ lệ ng¡n dài, khi đuối lý tranh cải về một đề tài xã hội học. Tôi đã phải mon men đến nơi cô trọ để nói lời xin lỗi! Có lẽ quá hải hùng, năm sau cô xin "đổ đơn vị" về nguyên quán, nơi xứ Huế hiền hòa hơn? Viết lại kỹ niệm, tôi chỉ ước mong nạm vàng, vinh danh tên tuổi các thầy, cô. Từ ông giáo "hệ số nhỏ" đến thầy Giám thị, tất cả đã đem tâm huyết, cố làm đầy vốn liếng tri thức của tôi... Một lần nữa Thiên Mã lại gặp sao Khốc, Khách, tôi rời Phan Bội Châu, rời Phan Thiết vì nơi đây không còn lớp để học. Khi xa trường cũ, lòng như gờn gợn, vướng m
c...Mấy chiếc răng khểnh, chiếc má núm đồng tiền, nụ cười hiền dịu như "ma sơ" và mái tóc thề ngây thơ tung tăng trên chiếc áo dài tr¡ng trinh nguyên...tôi đã bỏ quên, đã đánh mất và thật ngở ngàng, đau khổ khi không còn tìm gặp ở một hình bóng xưa! Đám bạn xong Phần I (Tú Tài) lại phải chia làm hai, một xuôi Nam vào Sài gòn, một ngược đường ra Nha Trang vào trường Võ Tánh. Cũng từ đây, tôi xa dần Phan Thiết và trên "tám hướng, bốn phương trời mây" của một đời lính trận, hầu như chỉ đôi lần ghé về thăm cảnh cũ, trường xưa...

Nếu có phút giây nào ngược về dĩ vãng, ch
c ta không bao giờ có thể bỏ quên thời học trò. Dầu "công danh lao đao thăng trầm mấy lần" vì trợt vỏ chuối, dầu thất vọng vì những mối tình câm thời c¡p sách và bây giờ, "wherever you are", Bến hải hay Cà mau, quốc nội hay hải ngoại, "whatever you would be", trí thức khoa bảng hay người phu quét đường, là thương buôn đc thời hay công nhân hạng bét, nhà tu hay tục tử thì những lằn roi, những trận cười thỏa thê ngày cũ vẫn là kỹ niệm ngọc ngà, trân quý khó tìm lại. Nhung nhúc trong làn sương kỹ niệm đó là hình bóng của con người và sự vật mà mình đã có cơ duyên hay oan nghiệp tương ngộ. Với tôi, thằng Nhỏ xịnh, vừa là nghiệp vừa là duyên. Lâu lâu được phép về thăm nhà, nó vẫn còn nơi xóm cũ, yên phận làm người lính địa phương, giữ gìn thôn xóm. Có lúc "ngựa nản chân bon", tôi lại thấy nó hạnh phúc hơn mình nhiều. Hạnh phúc trước mt là ngày ngày được nhìn những con đường, những ngôi trường kỹ niệm, được hầu hạ song thân hai buổi sớm chiều. Trong khi đó, sự học đã đưa tôi đi, mỗi ngày một xa và...thật xa. Đôi chân mãi miết lê bước, mõi mòn chuyên chở thân phận trên lưng, đo từng tấc đất nghèo nàn, khổ nhục như thân phận giống nòi...Có những khi dừng chân, lòng bỗng chùng lại để thấy mình lạ ho¡c, đã vô tình biến thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa, bất hiếu, trôi sông lạc chợ và lạc cả quê hương, tự lúc nào! Từ Phan Thiết ra Nha Trang, vào sài Gòn, lên Đà lạt và vài Vùng chiến thuật, rồi cuối cùng mang thân phận kẻ ly hương! Đến bây giờ, nhìn vào ký ức, tên đường, tên trường, tên người đã b¡t đầu nhảy lộn xộn. Ra Vịnh San Francisco, hướng về phía Tây, tầm m¡t không vượt nỗi biển Thái Bình để có thể gặp lại người cũ, những người tôi nợ một lời cám ơn hay một hành động chí tình. Tôi đã hỏi thăm, đã tìm trên báo, cố g¡ng đem tên sinh quán đặt trước tên cúng cơm, thả tung tứ hướng trên báo tuần, báo ngày, báo chợ, báo học trò, báo lá cải...với một mơ ước thật nhỏ nhoi tội nghiệp: mong bất ngờ nhận được tin thầy xưa, bạn cũ. Để có thể thốt lên, dầu chỉ là tiếng reo vui "tha hương ngộ cố nhân" hay tiếng cám ơn những thi ân chưa thâm tạ, lời xin lỗi thành khẩn mối chân tình chưa vẹn đáp. Tôi may mn bt được tin vị thầy khả kính, thầy Lê Tá, nhưng buồn thay, khi biết được nơi hạ lạc cũng là lúc người đã đi vào giấc ngũ thiên thu! Vậy thì, hởi người bạn Phan Thiết của Phan Bội Châu, Bồ Đề, Bạch Vân, Tiến Đức hay Ngô Đình Khôi..., những người học trò, dầu kỹ cương, đạo mạo cách mấy của ngày xưa cũng bị xếp hàng thứ ba sau ma quỷ, hãy cố tìm nhau để hong lại chút lữa kỹ niệm đã hầu tàn, ở một đoạn đời sức mõn...

Phan Thiết Phạm Đình Thừa

No comments:

Post a Comment