Thu quyến rũ
Sáng tác : Đoàn Chuẩn & Từ Linh
Trình bày : Thu Hà
Anh mong chờ mùa Thu
Trời đất kia ngả mầu xanh lơ
Ðàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh.
Anh mong chờ mùa Thu
Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa Thu quyến rũ Anh rồị
Mây bay về đây cuối trời
Mưa rơi làm rụng lá vàng
Duyên ta từ đây lỡ làng
Còn đâu những chiều
Dệt cung đàn yêụ
Thu nay vì đâu tiếc nhiều
Thu nay vì đâu nhớ nhiều
Ðêm đêm nhìn cây trút lá
Lòng thấy rộn ràng
Ngỡ bóng ai về.
Anh mong chờ mùa Thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ.
Đêm Thu, Sáng tác: Đặng Thế Phong, Trình bày: Hà Thanh http://youtu.be/WiERRvQZy6c
Vườn khuya trăng chiếu, hoa đứng yên như mắt buồn
Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Áng hương yêu nhẹ nhàng say, gió lay
Cành sương nặng trĩu, ru bóng đêm trong ánh vàng
Màn đêm buông xuống, mái im triền miên
Bóng cô đơn dường thao thức
Mãi trong đêm nặng sầu thương, hồn vương
Hoa lá cành ánh trăng lan dịu dàng
Ru hồn bao nhớ nhung
Đêm lắng buồn, tiếng thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ
Làn gió lướt tới cuốn
Đưa hồn ta phiêu diêu theo mây trắng trôi lơ lửng
Ngàn muôn tiếng réo rắt
Côn trùng như than như van mơ hồ theo gió lan
Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm
Đông buồn trong ánh sao
Như chiếu vao` mắt ta bao lạnh lùng, lay hồn ta rồi tan
MÙA THU QUA THI CA
Khí hậu ở Hoa Kỳ thay đổi rõ rệt trong vòng hơn một tháng nay, trời mưa nhiều cùng với những cơn gió lành lạnh bắt đầu thổi về báo hiệu thu sang. Lại một lần nữa mùa thu đang trở về với vạn vật. Lại một lần nữa người Việt ly hương nhìn cảnh mùa thu nơi xứ người mà lòng bồi hồi nhớ đến những mùa thu cũ nơi quê hương mình. Ở Hoa Kỳ, cây cối vào mùa thu thật vô cùng lộng lẫy. Khi mà những ngọn gió thu bắt đầu thổi về thì lá rừng cũng bắt đầu thay đổi màu sắc. Chỉ trong vòng vài ngày, hàng cây xanh bên đường bỗng đổi ra màu vàng óng ánh, rồi cả một khu công viên cũng vàng rực lên. Nhìn lên những vùng đồi núi bao la, trùng trùng điệp điệp cũng vàng lên một màu vàng rực rỡ... Cho đến khi mặt đất trải đầy lá vàng, cây cối trơ cành khẳng khiu báo hiệu Nàng Thu cất bước ra đi nhường chỗ cho một mùa đông lạnh lẻo thê lương. Nhìn cảnh thu nơi xứ người mấy ai trong chúng ta chẳng thấy lòng nao nao nhớ đến những mùa thu cũ năm nào ở quê nhà. Mơ về những mùa thu dĩ vãng, ta chợt bắt gặp nỗi sầu riêng qua những thu khúc buồn nhất, tha thiết nhất.
Mùa Thu ở Việt Nam ta không rực rỡ như mùa Xuân, không gay gắt, oi bức như mùa Hạ, không tàn tạ ủ rũ như mùa Đông. Thu Việt Nam nhẹ nhàng, mơ hồ, mênh mông, bảng lảng. Cái se sẽ lạnh của gió thu, cái trong vắt của nước thu, cái xào xạt của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu, cái bảng lảng của trời thu như gieo vào lòng người biết bao nỗi buồn không tên nên đã làm tốn bao nhiêu giấy mực, chữ nghĩa của các văn nhân, thi sĩ. Người ta phong phú hóa đề tài mùa thu qua lá thu, trăng thu, mây thu, mưa thu, trời thu, ý thu , hồn thu, tình thu... Cho nên đa số các nhà thơ, người nào cũng có mộ ít vần thơ rên rỉ về mùa thu và những giọng rên rỉ của họ đã làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Việt Nam ta:
Mở đầu cho tác phẩm “Cung Oán Ngâm Khúc”, Ôn Như Nguyễn Gia Thiều đã dùng “gió vàng”, tức gió thu để báo hiệu thảm trạng cô đơn của nàng cung nữ không còn được nhà vua đoái tưởng. Một giai nhân sắc nước hương trời được nhà vua tuyển vào cung cấm những tưởng duyên may lại gặp vận rủi khiến cuộc đời nàng hoàn toàn bị vây phủ bởi thời gian chán ngán, não nề và không gian với gió vàng hiu hắt:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng.
Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào!
Khi ánh nắng gay gắt của mùa hè dịu lại, trên nền trời trong thoáng vài sợi mây nhẹ mơ hồ và gió se sẽ lạnh là báo hiệu thu về. Thu Việt Nam về mơ màng, nhẹ nhàng như nàng thục nữ yểu điệu khiến lòng thi nhân cảm thấy bâng khuâng, ngỡ ngàng:
Chao ôi! Thu đã đến rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây hoa rạn vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao.
(Chế Lan Viên)
Hoặc nhìn lên nền trời, bỗng dưng bắt gặp những áng mây lang thang lòng tự nhiên thấy buồn buồn nhớ lại buổi chia ly vào mùa thu năm nào mà lòng ngậm ngùi, nuối tiếc. Buổi chia ly năm ấy là cả một trời thu buồn trong cặp mắt giai nhân và trong trái tim thi sĩ:
Hôm nay có phải là thu?
Mây năm xưa đã phiêu du trở về.
Cảm vì em bước chân đi,
Nước nghiêng mắt ngọc lưu ly phớt buồn.
(Đinh Hùng)
Hay ngồi ở bến đò vào một chiều thu nhạt nắng, trông theo ngọn gió thổi qua rừng làm rơi rụng những chiếc lá mùa thu gợi cho viễn khách một nỗi buồn bâng quơ. Bỗng đâu đây văng vẳng lời ca réo rắt nghe rụng rời cõi lòng ai, nhất là cõi lòng của viễn khách lỡ chuyến đò ngang vào một chiều thu:
Mùa thu đến chậm như chưa đến,
Lá vội rơi theo gió vội vàng.
Sương đã dâng lên chiều lắng xuống,
Bến đò đã tắt chuyến sang ngang.
(Nguyễn Bính)
Thu âm u, buồn ảm đạm! Những cây liễu đứng đìu hiu như những nàng cung nữ thời xa xưa. Chua xót chất chứa đầy trong tim, nước mắt đã khô cạn bờ mi mà thu cứ dửng dưng không biết lòng người đang mang một tâm sự não nề:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ hàng ngàn.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới,
Vá áo mơ phai dệt lá vàng.
(Xuân Diệu)
Thu mênh mông khắp không gian, thu bảng lảng khắp núi rừng. Chỉ cần một cơn gió thoảng, một đám mây trôi, một chiều lá rụng với nắng vàng hiu hắt cũng đủ gieo vào lòng thi nhân nỗi buồn tỉ tê não nề. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng thở dài của nhà thơ vào một chiều thu:
Bỗng dưng buồn bã không gian,
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.
Nai cao gót lẫn trong mù,
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.
Sắc trời trôi nhạt dưới khe,
Chim bay, lá rụng cành nghe lạnh lùng.
Sầu thu lên vút song song,
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu.
Non xanh ngây cả buổi chiều,
Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.
(Huy Cận)
Còn trăng thu mờ ảo làm tăng nỗi cô đơn trong lòng chinh phụ:
Em không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực,
Hình ảnh kẻ chinh phu.
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp lên lá vàng khô?
(Lưu Trọng Lư)
Thu ở cảnh vật, thu ở thiên nhiên, thu ở ngoài trời nhưng thực ra thu đã ở trong lòng người. Cho nên lòng người cũng rung với gió, mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây:
Suối trời hôm ấy thê lương quá,
Tóc liễu bờm xơm, sóng vỗ hồ.
Mây rối trên trời, cây rối lá,
Giường cô thôn nữ gối chăn xô.
.....................................
Nơi tôi còn ít lá lòng,
Chiều nay rơi nốt vào trong lá rừng.
(Hồ Dzếnh)
Mây buồn giăng giăng khắp nẻo, trời thu u ám, ảm đạm phủ một màu tang thương. Trong bốn mùa, chỉ có mùa thu mới mang lại cho thi nhân cái thú đau thương nên nhà thơ đã chọn mùa thu để đi thăm mộ người yêu:
Trời cuối thu rồi em ở đâu?
Nằm trong đất lạnh chắc em sầu.
Thu ơi đánh thức hồn ma dậy,
Tôi muốn vào thăm nấm mộ sâu.
(Đinh Hùng)
Cho đến hình ảnh trong bốn câu thơ dưới đây là cả một tâm sự. Mùa thu có gió thu sớm thổi nhẹ như cái nhẹ nhàng của cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa em và tôi. Dù em chưa nói nhưng tôi đã hiểu thầm và hình như em đã thầm nói qua ánh mắt, qua cái nhìn. Cho nên tôi đi lang thang vào những phố không đèn tìm lại dư vị của hương thầm khi mới quen, xem lòng mình và ý người. Tình yêu đến nhẹ nhàng như thế và chỉ có thể đến ở một xứ sở mặn mà tình cảm là quê hương Việt Nam ta:
Từ giã hoàng hôn trong mắt em,
Tôi đi tìm những phố không đèn.
Gió mùa thu sớm bao dư vị,
Của chút hương thầm khi mới quen.
(Đinh Hùng)
Rồi nhà thơ ngơ ngác đi giữa mùa thu, nghe từng chiếc lá thu rơi mà tâm hồn bàng hoàng
bắt gặp thương nhớ của mùa thu cũ. Mơ về mùa thu dĩ vãng, nhà thơ đưa ta về quá khứ lãng mạn với một trời sầu thương, oan khổ:
Gió đưa xác lá bên đường,
Thu sang nhuộm cả sầu thương một trời.
Sầu thương quyện lấy hồn tôi,
Đêm qua ngồi đọc thơ người xa xăm.
......................................
Chuyện xưa hồ lãng quên rồi,
Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh.
Bao nhiêu oan khổ vì tình,
Cớ sao giống hệt chuyện mình ngày xưa.
Phải chăng mình có nên ngờ,
Rằng người năm ấy bây giờ là đây?
(Nguyễn Bính)
Đêm thu, trăng thu mơ màng, gió thu lãng mạn. Gió trăng hòa hợp quyến luyến quyện lấy nhau, gió chừng như nín thở đỡ vầng trăng lạc giữa trời thu. Gió còn ve vuốt ngàn hoa nội cỏ, gió lê thê trên hè phố phớt nhẹ lên mái tóc thề, gió leo qua cửa sổ sờ sẫm gối chăn:
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ màn chăn.
Rồi gió khe khẽ lọt phòng the, gió nhè nhẹ hôn lên má người thiếu phụ đang say ngủ giữa đêm khuya khiến nàng giật mình tỉnh giấc, bẽn lẽn thẹn thùng thì thầm than:
Vô tình để gió hôn lên má,
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm.
Em sợ lang quân em biết được,
Nghi ngờ cho cái tiết trinh em.
(Hàn Mặc Tử)
Thu về với vạn vật, nhìn những chiếc lá thu từ hàng xóm bay sang khiến người thiếu phụ bỗng sợ thời gian, lo tuổi xuân qua mau mà quên lời hẹn ước cùng ai năm nào:
Trận gió thu phong rụng lá vàng,
Lá bay hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nữa,
Hờ hững ai xuôi thiếp phụ chàng.
(Tản Đà)
Trời thu bảng lảng, mây thu lang thang, trăng thu mơ màng, gió thu nhẹ nhàng sao nỡ để duyên nàng dở dang, bẽ bàng?
Trời thu ảm đạm một màu,
Gió thu hiu hắt thêm sầu cô miên.
Trăng thu bóng ngã bên thềm,
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng!
(Tương Phố)
Suối thơ của nữ sĩ nhẹ nhàng như suối mùa thu, đẹp như một cánh hồng trong vườn hoa văn học!
Kẻ phụ người yêu, kẻ duyên bẽ bàng. Bể ái ân ngàn trùng không tát cạn. Họ là ngững kẻ đang lặn ngụp trong những lượn sóng tình mà tâm tư bầm dập, ngổn ngang. Ôi trần gian sao nhiều đau khổ. Vào đêm thu, bầu trời trong vắt, trăng sao vằng vặc, Chị Hằng đương lom khom dòm xuống trần gian nhiều khổ đau mà lòng nao nao, xao xuyến... bỗng có tiếng thở than chán ngán từ trần thế vọng về:
Cuối thu sen nát lòng dâu bể,
Ngày muộn chuông đau chuyện đá vàng.
Chán ngán ân tình sầu chất ngất,
Già theo nhân thế hận man man.
(Thanh Tâm)
Chưa hết! Cái oan khổ vì tình chưa hết! Đây, ta hãy lắng nghe cuộc tình của T.T.Kh. Cuộc tình của nữ sĩ cũng bắt nguồn từ một mùa thu qua bài thơ có cái tiêu đề ngồ ngộ: “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn”. Nhưng đằng sau cái ngồ ngộ đó chất chứa cả một khối tình đầy những giọt lệ mùa thu:
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn.
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc.
Tôi chờ người đến với yêu đương...
Rồi:
... Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
Một mùa thu trước rất xa xôi.
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ.
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu,
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng.
Người ấy bên sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Và:
... Anh ạ! Tháng ngày xa quá nhỉ,
Một mùa thu trước, một lòng đau...
Bởi vậy, tình, nhìn từ xa như là hạt kim cương lóng lánh với muôn màu sắc quyến rũ nhưng khi đến gần chỉ là những giọt nước mắt. Thế nhưng văn thi sĩ vốn là những kẻ đa sầu, đa cảm, đa tình, đa tứ lại cứ thích đi tìm những giọt nước mắt qua tình yêu, thích ca tụng tình yêu dang dở, thứ tình không còn giọt nước mắt để khóc hay tình đã giết chết con tim!
Lê Thương
Thu hương
Mùa thu trong gió có hương
Một người trong nhớ có thương một người
Em đi ném vỡ tiếng cười
Chạy theo tôi nhặt đúng mười mảnh yêu !
TTNV
Mùa thu trong gió có hương
Một người trong nhớ có thương một người
Em đi ném vỡ tiếng cười
Chạy theo tôi nhặt đúng mười mảnh yêu !
TTNV
NHỚ THƯƠNG MÙA THU.....
Nhạc ngoại quốc
Lời - Phạm Duy
Một mình nhớ thương vẩn vơ
Nhớ thương cơn gió hiu quạnh xưa
Từ hè vào thu người còn xốn xang hắt buồn
Tựa như hắt hiu lòng khách giang hồ
Nhớ xưa vào mùa thu ấu thơ
Lá vàng khô rung rinh gió đưa
Có cơn lạnh đầu tiên mát da
Mát như lòng ta, em bé
Rồi lớn, cơn gió thu về ngỡ ngàng
Tình đến làm cho chúng ta vui buồn
Lúc thu về là cho ta tình xanh
Mùa thu đã in từng vết ân tình
*****
Một mình nhớ thương tình ta
Nắng thu xưa ấm vai người mơ
Ngả đầu vào nhau ngửi mùi tóc thơm gió lùa
Mùa thu đến cho tình ngát hương mùa
Nhớ xưa vào mùa thu ái ân
Có trời xanh không chói chang
Bước chân vào rừng thu khói lan
Lá vàng rơi rơi gót
Tình rất êm ấm khi thu tới giường
Tình đến rồi đi cũng như trăng rằm
Ánh trăng tàn là đôi ta lìa tan
Ngồi thương nhớ thu rồi khóc âm thầm .
Cõi Buồn
Mùa Thu nơi đây Buồn hơn mùa Thu Sài Gòn nhiều
Nhìn Thu lá bay Không thiết tha giống Sài Gòn nhiều
Biết không anh biết không anh
Mùa Thu nơi đây rất buồn rất buồn.
Trời mưa nơi đây Buồn hơn trời mưa Sài Gòn nhiều
Giọt mưa hắt hiu Như nhắc ta nhớ Sài Gòn nhiều
Biết không anh biết không anh
Tuổi xanh cô đơn rất buồn rất buồn.
Hoàng hôn nơi đây Nhạt hơn hoàng hôn Sai Gon nhiều
Chiều ra biển khơi Ta thấy thương tiếc Sai Gon nhiều
Biết không anh biết không anh
Thời gian không gian rất buồn rất buồn.
ĐK:
Ta muốn kéo mặt trời lặng đàng Đông mộc đàng Tây
Ta muốn không gian thời gian trong khoảng tù đày
Để không mất nhau để mãi mãi không mất nhau
Không mất nhau trên đời này
Dù chỉ một phút giây.
Màu trăng nơi đây Đục hơn màu trăng Sai Gon nhiều
Trời đêm lặng sao Như khác sao trăng Sai Gon nhiều
Biết không anh biết không anh
Ở đây trăng sao rất buồn rất buồn...!!!
Anh Bằng
Nhạc ngoại quốc
Lời - Phạm Duy
Một mình nhớ thương vẩn vơ
Nhớ thương cơn gió hiu quạnh xưa
Từ hè vào thu người còn xốn xang hắt buồn
Tựa như hắt hiu lòng khách giang hồ
Nhớ xưa vào mùa thu ấu thơ
Lá vàng khô rung rinh gió đưa
Có cơn lạnh đầu tiên mát da
Mát như lòng ta, em bé
Rồi lớn, cơn gió thu về ngỡ ngàng
Tình đến làm cho chúng ta vui buồn
Lúc thu về là cho ta tình xanh
Mùa thu đã in từng vết ân tình
*****
Một mình nhớ thương tình ta
Nắng thu xưa ấm vai người mơ
Ngả đầu vào nhau ngửi mùi tóc thơm gió lùa
Mùa thu đến cho tình ngát hương mùa
Nhớ xưa vào mùa thu ái ân
Có trời xanh không chói chang
Bước chân vào rừng thu khói lan
Lá vàng rơi rơi gót
Tình rất êm ấm khi thu tới giường
Tình đến rồi đi cũng như trăng rằm
Ánh trăng tàn là đôi ta lìa tan
Ngồi thương nhớ thu rồi khóc âm thầm .
Cõi Buồn
Mùa Thu nơi đây Buồn hơn mùa Thu Sài Gòn nhiều
Nhìn Thu lá bay Không thiết tha giống Sài Gòn nhiều
Biết không anh biết không anh
Mùa Thu nơi đây rất buồn rất buồn.
Trời mưa nơi đây Buồn hơn trời mưa Sài Gòn nhiều
Giọt mưa hắt hiu Như nhắc ta nhớ Sài Gòn nhiều
Biết không anh biết không anh
Tuổi xanh cô đơn rất buồn rất buồn.
Hoàng hôn nơi đây Nhạt hơn hoàng hôn Sai Gon nhiều
Chiều ra biển khơi Ta thấy thương tiếc Sai Gon nhiều
Biết không anh biết không anh
Thời gian không gian rất buồn rất buồn.
ĐK:
Ta muốn kéo mặt trời lặng đàng Đông mộc đàng Tây
Ta muốn không gian thời gian trong khoảng tù đày
Để không mất nhau để mãi mãi không mất nhau
Không mất nhau trên đời này
Dù chỉ một phút giây.
Màu trăng nơi đây Đục hơn màu trăng Sai Gon nhiều
Trời đêm lặng sao Như khác sao trăng Sai Gon nhiều
Biết không anh biết không anh
Ở đây trăng sao rất buồn rất buồn...!!!
Anh Bằng
Thu:
Mùa thu nơi đây buồn thật. Mùa của vàng lá, mùa của lá rụng khắp nơi. Cứ khoảng tháng mười trở đi, tôi lại thích lái xe chạy dọc theo con đường Canoga - khoảng từ Victory đến Burbank Blvd. nơi thung lũng tôi định cư từ mấy mươi năm nay - để thấy vàng thu rợp bóng hai bên vệ đường. Lá đâu mà nhiều thế? Hay những lúc khác lá xanh lẫn trời thiên thanh, nên mình không chú ý! Nay bạt ngàn lá vàng rắc đầy lối, che mất các thảm cỏ xanh – chỉ còn một màu vàng, lẫn những chấm phá nâu trầm, bởi những chiếc vội vã lìa cành từ đầu thu.
Nhạc sĩ Anh Bằng nói như thế. Mùa thu xứ người buồn hơn thu Sài Gòn. Có lẽ tại Sài Gòn ít có cảnh lá vàng chen lối, và cũng không có bầu trời màu xám se lòng. Miền Nam ta chỉ có hai mùa - hết mưa rồi chợt nắng. Xuân hạ thu đông chỉ trang điểm trong sách vở, thi ca.
Nhưng mùa thu nơi đây buồn hơn thu Sài Gòn trước kia; là lúc Sài Gòn còn nguyên vẹn tuổi tên. Một Sài Gòn ngập tràn trong ký ức của bao người, lưu lạc chân trời góc biển khắp năm châu. Một Sài Gòn mà từng con đường góc phố đều mang đầy dấu vết kỷ niệm của nơi, sống, yêu, hy vọng, hạnh phúc, hoan lạc, khổ đau...
Phong Vũ
Anh Bằng nhớ về Sài Gòn, như nhớ một người yêu nồng ấm một thời nay bỏ lại sau lưng. Người nhạc sĩ sống nơi xứ người, mỗi độ thu về nỗi hoài cảm lại theo gió heo may len vào lòng, thổi bừng lên nỗi nhớ quê luôn âm ỉ bên dưới lớp tro thời gian...Anh nhìn trời, nhìn đất, nhìn người xuôi ngược, nhìn xe cộ vội vã trên đường, nhìn cây lá đang theo nhau thay xiêm đổi áo, và trong bao cảnh rộn ràng đó, người nghệ sĩ tha phương lại thấy buồn, buồn hơn.
Mưa:
Không như hai mùa mưa nắng của quê hương, California chỉ mưa khi có bão tố từ ngoài bể đem vào. Nơi đây không có cảnh - chợt mưa rồi chợt nắng. Trời sẽ vần vũ mây đen trùng trùng đôi ngày, trước khi nàng mưa tới, kéo lết thết chiếc áo choàng đẩm nước phủ trùm lên vạn vật. Mưa sẽ rền rĩ, than thở cả tuần, trước khi tấm màn mây đen lại được kéo lên, chàng nắng hân hoan chen vào, rọi ấm những cây lá còn run rẩy vì lạnh lẽo.
Nơi đây không có cảnh mặc áo mưa, lái xe gắn máy co ro trên đường phố. Không có cái mưa gần gũi, làm nên bao cuộc tình duyên của Sài Gòn ngày trước. Hai người không hẹn, cùng dừng xe đứng trú mưa bên một hiên nhà ai. Trong cái trống vắng của đường phố, hai người ngượng ngập chào hỏi làm quen, rồi trò chuyện...Mưa bên ngoài đã tạnh, mà hai người bạn mới vẫn chưa hay!
Hay giọt mưa lạnh, cà phê nóng, đôi kẻ sẽ dìu nhau vào một quán cà phê nào đó chờ mưa tạnh. Trong tiếng mưa rì rào bên ngoài, hai kẻ yêu nhau ngồi im lặng nghe những khúc tình ca đắm đuối, như nói hộ tiếng của đôi tim...
Mưa bão nơi xứ này, gây nơi lòng người lữ thứ bao tơi bời trong cơn giông nỗi nhớ. Mưa nơi đây ủ kín mọi thứ. Cảnh vật lạnh lùng, xe cộ kín cửa chạy ào ạt trên đường. Ai cũng hối hả đến sở, hay trở về nhà. Trong một góc vắng nào đó, người nghệ sĩ ngồi cô đơn.
Anh Bằng nhớ về mưa Sài Gòn, nhớ về những cơn mưa kỷ niệm của thời trai trẻ, những cơn mưa của hẹn hò, của tình tự, và chia tay của chiến tranh...
Không biết Anh Bằng có không, chứ riêng tôi luôn nhớ đến những đêm mưa chạy xe trên đường Tự Do (Catina) đến nhà thờ Đức Bà. Trong ánh sáng vàng của các ngọn đèn đường, từng cặp tình nhân trú mưa bên hiên thánh đường. Họ thì thầm những gì với nhau, nào ai biết? Nhưng chắc hẳn bao lời thề hẹn của họ sẽ được thượng đế nhiệm mầu minh chứng.
Hoàng Hôn:
Sài Gòn không có biển để ta có thể thấy mặt trời chìm dần vào sóng nước. Nhưng Sài Gòn cũng có con sông lớn để người dân thành phố mỗi chiều thấy hoàng hôn rừng rực đỏ trên sông.
Tôi nhớ những lần tàu về, neo bến Hàng Hà và nhân viên đã phần lớn lên bờ ghé thăm nhà, để lại con tàu trống vắng buồn thiu. Chiều đến trong phiên trực, tôi ra sau lái ngồi nhìn hoàng hôn tím thẩm trên thượng nguồn. Sóng lăng lăng trên sông khi có những cơn gió lùa về từ những cánh đồng bạt ngàn bên kia Thủ Thiêm, xô đẩy những đốm than vàng rực đang xì xèo trên nước; được rắc xuống từ những dãy mây hừng hực màu chiều. Trời chuyển mùa tím than, rồi tối hẳn.
Thành phố lên đèn, dòng xe cộ theo nhau uốn khúc. Tôi ngồi một mình nghĩ ngợi miên man, thèm một phin cà phê đen trong Hầm Gió, nhìn sang cô bạn gái đang cười vu vơ, lộ hàm răng em trắng rực trong ánh đèn "black light". Các tấm "posters" trên tường hình như đang lung linh, cử động theo tiếng nhạc mờ ảo..
Sài Gòn có cuộc sống hừng hực về đêm. Người ta chở nhau đi ăn, đi nghe nhạc, khiêu vũ. Sài Gòn cũng có những kẻ lạc loài sống trên hè phố, với chiếc đàn hát sờn mòn, và các gánh hàng rong..Tất cả mọi thứ ấy biến Sài Gòn ngày trước thành một nơi chốn khó quên. Một thứ kỷ niệm đậm đặc, hoá thạch trong dòng trôi thời gian.
Buổi tối nơi đây khác hẳn. Mọi cửa tiệm đều đóng cửa lúc 6 giờ chiều. Đường phố không còn rộn rịp nữa. Ai ai cũng quay về với gia đình sau một ngày tất bật nơi công sở. Đường phố vắng ngắt dưới những những hàng đèn sáng choang, lạnh lùng. Phần lớn sinh hoạt đều lùi lại sau các khung cửa đóng kín, cẩn thận.
Trách sao Anh Bằng không nhớ về Sài Gòn như thế. Anh nhớ từng con đường, góc phố ngày xưa.Ngày anh còn bạn hữu cận kề. Ngày nhóm Lê Minh Bằng là một hiện tượng của âm nhạc miền Nam. Những tối, những chiều, các người lính nơi tiền đồn đang lắng nghe các bài hát quen thuộc của nhóm này.
Ba người bạn tâm giao, quen nhau trong quân ngũ, rồi cùng hoạt động văn nghệ, ký tên chung trên các bản nhạc sáng tác - Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng. Những đêm họ cùng thức suốt đêm tại nhà in Tương Lai, trên đường Trần Hưng Đạo để chờ in cho kịp các bản nhạc vừa tái bản.
Nhóm Lê Minh Bằng thành lập năm 1966. Họ làm cố vấn cho ông Nguyễn Tất Oanh, giám đốc hãng Đĩa hát Asia - Sóng Nhạc ở số 37 đường Phạm Ngụ Lão, Saigon. Nhóm chọn bài để thu thanh và xuất bản, cũng như phụ trách phần phụ diễn ca nhạc cho chương trình tuyển lựa ca sĩ hàng tuần ở rạp Quốc Thanh do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức.
Nhóm còn mở lớp nhạc có tên là lớp nhạc Lê Minh Bằng, kéo dài từ 1966 đến 1975, tại địa chỉ 102/8, đường Hai Bà Trưng, Tân Định. Ngoài ra nhóm còn lấy thêm các bút hiệu khác như: Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Vũ Chương, Dạ Cầm, Dạ Ly Vũ, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương..
Đông - Tây:
Trong giây phút mà bao nỗi mất mát, nhớ thương đang dày xé lòng người nghệ sĩ. Anh Bằng chợt có những ý muốn mãnh liệt. Anh muốn như một phù thủy có phép thuật làm ngưng đọng thời gian. Anh muốn như một siêu nhân, làm thay đổi hướng quay của trái đất - từ đông sang tây - thay vì từ tây sang đông. Để thời gian sẽ đi ngược lại, và trở về khởi điểm của nó. Nơi đây, anh sẽ sống lại những ngày tháng yêu dấu cũ.
Ngày ấy, Sài Gòn còn là Sài Gòn của mọi người miền Nam. Thành phố này còn là đất hứa của nhóm ba nhạc sĩ Lê Minh Bằng. Còn là thời của những bản nhạc trữ tình, quen thuộc mà ai cũng đều nhớ thuộc đôi câu, vài hàng..
Nhưng thời gian vẫn là chuỗi ánh sáng lao đi biền biệt từ thuở khai thiên lập địa. Trong khi tiềm thức ngưng đọng, lắng chìm trong góc khuất của tâm hồn. Nhưng chỉ một chớp loé nào đó của ngoại cảnh, cũng khiến lớp phù sa thời gian này bùng lên, và len vào mọi ngõ ngánh của trí nhớ để quay quắt lòng người..
Trăng:
Với tôi thì trăng nơi đây mờ hơn trăng Sài Gòn; thay vì đục như Anh Bằng nói. Trăng Sài Gòn tỏ hơn vì nơi đó còn có những khoảng trống không cao ốc chọc trời che khuất. Và không khí trong lành vì ít bụi khói xa lộ cao tốc.
Theo tôi có lẽ Anh Bằng muốn nói ánh trăng đục để diễn tả cái tâm tình của anh lúc đó. Trăng viễn xứ đục hơn trăng quê hương vì trăng buồn và cô đơn. Trăng nơi đây không có ai làm thơ ca tụng. Trăng nơi đây không treo lồng bóng nước. Trăng nơi đây hờ hững không kẻ tri kỷ ngắm nhìn. Và trăng nơi cũng không được véo von, trách hờ, như câu ca dao...em múc ánh trăng vàng mà đổ đi.
Từ lúc qua đây, tôi không còn có dịp ngắm lại dãy ngân hà rừng rực sao trên trời như khi xưa nữa. Trong ký ức tôi, cảnh tượng ấy như một nhiệm mầu, bao la của tạo hóa. Nơi hải ngoại này, muốn ngắm sao, ta phải ra tận những vùng xa thành phố. Nơi không ánh sáng đèn. Nơi ấy ta mới thấy sao trên bầu trời chi chít, hằng hà sa số. Và nếu là vào một đêm tháng tám, may ra ta có thể thấy được dãy ngân hà, rực rỡ và lao xao như muôn triệu hạt kim cương, đang nằm vắt ngang vũ trụ đen nhung.
Tôi cũng ao ước được thấy lại vầng trăng rằm đang dần mọc từ trên các rặng tre trong thôn quê. Ánh trăng sáng dìu dịu màu sữa, soi rõ những con đường quanh co trong thôn xóm. Trên dòng sông nhỏ, nàng trăng long lanh rọi muôn ngàn ánh bạc xuống nước. Tôi mơ một lần được về ngồi thuyền trên sông những đêm thơ mộng như thế.
Nhạc sĩ Anh Bằng mơ một vầng trăng cũ của Sài Gòn. Vầng trăng vẫn còn đẹp và tinh khiết. Một vầng trăng treo cao trên thành phố cũ. Nơi có tình bạn, tình người, và những ngày tháng đẹp đẻ mà nhóm Lê Minh Bằng vẫn còn gần gũi bên nhau. Nơi mà giông tố chưa đến, nơi mà tình người chưa phai, chưa đầy dẫy bội bạc. Nơi dòng nhạc Lê Minh Bằng còn tuôn chảy, lay láng trong lòng dân tộc...
Bây giờ nơi nầy, Anh Bằng ngồi trên con thuyền viễn xứ, trôi thơ thẩn một mình. Lê Dinh thì mãi nơi xứ tuyết Canada xa xôi, lạnh lẽo. Còn Minh Kỳ, đã gửi thân cát bụi, vĩnh viễn ở lại với Sài Gòn muôn thuở.
Ôi cõi buồn nào hơn...
MÙA THU
Tan rồi giấc mộng vàng phai
Thu phong thổi rụng ra ngoài giấc mơ
Chiều sương cát phũ mịt mờ
Có ta ngồi giữ trang thơ cuối mùa
Chỉ còn chiếc áo thu xưa
Choàng vai sao ấm chiều mưa lạnh lùng
No comments:
Post a Comment