Thầy ơi!
Đã bao lần M định viết về thầy nhưng ngần ngại mãi. Cho đến một hôm M thấy hình thầy được post lên fb rất đầy đủ từ hình thầy đang đứng giảng bài, hình thầy đang viết sách và cả hình thầy đang được thờ tại nhà. Rất cảm ơn bạn Tương đã chia sẻ những hình ảnh của thầy đến các bạn.
Lúc mẹ M còn sống, một đôi lần nhắc đến thầy Thạnh, mẹ M nói thầy mất rồi. Lúc đó M cố mà không tin vì cứ nghĩ là thầy to con, mạnh khỏe như Lý Đức thì làm sao mà chết sớm được chứ!. Ốm như thầy Ba dạy Vạn Vật mà còn khỏe re kia mà!
Rồi đến một hôm M về PT thăm nhà và ra biển chơi vào sáng sớm. M gặp cô Danh (vợ thầy) chân đi tập tễnh, hàng ngày ra biển để tắm biển và đắp cát, vật lý trị liệu cho chân đau. Nếu không có em M giới thiệu thì M cũng không nhận ra cô. Đúng là thời gian ...... nó không tha cho một ai.
Cô nói thầy mất đã mấy năm rồi và thầy viết rất nhiều sách. Hôm nào có đến nhà thắp nhang cho thầy, cô sẽ cho xem. Cô có chỉ nhà nhưng M quên xin số điện thoại nên M vẫn chưa đến được.
Hồi đó, M học thầy môn Công dân lớp Đệ nhị và Đệ nhất. Thầy dạy rất hay và vui. Thầy hay liên hệ thực tế những phim đang chiếu như phim Chân trời tím......vào bài giảng nên tiết học của thầy rất thú vị. M nhớ có lần M cúp tiết Sử Địa nhưng M vẫn học tiết Công dân cuối buổi.
Thầy to con, nhìn tướng thầy rất khỏe và phúc hậu. Lúc nào thầy cũng cười với học sinh. M chưa bao giờ thấy thầy nóng giận. Đứng trên lầu, nhìn các thầy cô đang từ văn phòng đi vào các lớp dạy tiết đầu giờ, M thấy thú vị nhất là hôm nào thầy Thạnh mà đi cạnh thầy Ba, y như số 10.
Năm đầu tiên M vào học trường PBC là năm M học lớp Đệ tam. Lúc đó M và chị Luyện ở trọ nhà cô Danh, cô Kỷ ở đường Ngư Ông. Phòng học của M chỉ cách phòng thầy ở bằng tấm màn dày. Nhiều khi đang ngồi học bài hay làm bài, bọn M phải tủm tỉm cười vì thầy hay chơi trò đố vui có thưởng với hai đứa cháu của thầy. Thầy ra nhiều câu đố vui lắm!
Thầy rất giản dị, hay ngồi trên cái ghế đẩu ở bên hông nhà, tay cầm tài liệu nhìn chăm chú. Lúc đó, M không biết là thầy là giáo sư nên hỏi chị Luyện và chị nói là thầy đang học. Lúc đó, M rất ngạc nhiên vì thấy thầy đã có gia đình rồi mà vẫn chăm học không khác gì học sinh.
Vợ thầy dạy mẫu giáo nên mỗi buổi sáng các bé được bố mẹ chở đến học rất đông. Cô Danh vợ thầy dạy rất hay và vui. Cô dạy chữ và cho học sinh đóng kịch Sơn Tinh Thuỷ Tinh rất hào hứng. Nhà cô có nấu cơm tháng cho các học sinh ở trọ và một vài công chức.
Cuộc sống ở đó êm đềm và đều đặn trôi qua. Sáng sớm, cô Kỷ dậy thật sớm, tập thể dục theo radio. Tí nữa, bố mẹ học sinh chở các bé đến học. Lớp học ồn ào trong vài tiếng. Rồi bố mẹ lại đến chở các bé về. Lâu lâu, có một vài sự kiện quan trọng như sinh nhật con thầy. Hình như lúc đó thầy có 2 cậu con trai thì phải! Cô Danh trổ tài làm bánh kem rất khéo. Chủ nhật rảnh rỗi, các cô rủ nhau đi xem phim. M nhớ lúc đó rộn ràng ghê lắm vì các cô bàn bạc về phim sắp xem và mang theo những món ăn gì để mang theo ăn vặt lúc xem phim. Lần nào cũng Có cô Châu ( mẹ cô Minh Yến dạy Anh văn PBC ), cô Kỷ, cô Danh và mấy cô nữa M không nhớ tên. Có một lần, nhà thầy náo động lên vì cháu thầy ( tên Nguyên thì phải ) đứng trên cầu Trần Hưng Đạo xem câu cá bị lọt xuống cầu uống nước gần chết vì không biết bơi may mà có người cứu kịp.
Nhưng M cũng chỉ ở nhà thầy có vài tháng vì M được ba của thầy Tùng giới thiệu đến nhà bác Năm làm gia sư. Lúc dọn đồ đạc đi, M khóc như mưa vì sắp phải đến sống một nơi lạ và lúc đó M còn nhỏ quá nữa! M còn nhớ lúc đó mẹ cô Danh rất đẹp lão và rất hiền, thấy M khóc quá mới nói:
- Con đi dạy chớ có về nhà chồng đâu mà khóc dữ vậy con!
Lên lớp Đệ nhị, Đệ nhất thật bất ngờ khi được gặp lại thầy dạy môn Công dân. Không bao giờ M quên được nụ cười và vẻ mặt rất dễ mến của thầy. Thầy rất thân thiện và dễ gần gũi. Thầy nhìn học sinh với ánh mắt thật hiền.
Rồi giải phóng 1975. Thật tình cờ vì lúc đó nhà M mua một cái rẫy ở trên dốc Bình Tú, gần với rẫy nhà thầy.
Thầy là dân Phong Nẫm, chính gốc nông dân nên thầy cuốc đất như nông dân thứ thiệt. Trong khi chị em M lên rẫy, chắc tắm biển nhiều hơn cuốc đất. Trồng đậu phộng hay khoai lang thì lén lén nhổ cây lên coi có gì chưa xong rồi vội vàng trồng lại vì sợ bị la. Nhưng làm sao mà không bị la được chứ vì cây bị trồng lại cứ héo rũ ra. Còn thầy lên luống khoai lang thấy mà mê luôn. Luống nào luống nấy to, dài tăm tắp.
Rẫy của thầy lúc nào cũng xanh mướt còn rẫy của nhà M thì xác xơ.
Rồi nhà M sang lại rẫy. Thế là bặt tin tức về thầy từ dạo đó.
Bây giờ nghe tin thầy mất, M tiếc quá vì chưa kịp thăm thầy. Giá thầy như thầy Ân, cô Toàn tuy không được khỏe lắm nhưng vẫn còn đó để lâu lâu tụi em còn về thăm thầy, còn nhìn thấy thầy thì hay biết bao nhiêu!!!
Hôm nay em dậy rất sớm để viết về thầy, xem như một nén nhang được thắp lên cho thầy. Hôm nào có dịp về PT, em sẽ liên hệ với các bạn để đến thăm thầy, thầy nhé!!!
Nguyễn Thị Minh PBC72
Đã bao lần M định viết về thầy nhưng ngần ngại mãi. Cho đến một hôm M thấy hình thầy được post lên fb rất đầy đủ từ hình thầy đang đứng giảng bài, hình thầy đang viết sách và cả hình thầy đang được thờ tại nhà. Rất cảm ơn bạn Tương đã chia sẻ những hình ảnh của thầy đến các bạn.
Lúc mẹ M còn sống, một đôi lần nhắc đến thầy Thạnh, mẹ M nói thầy mất rồi. Lúc đó M cố mà không tin vì cứ nghĩ là thầy to con, mạnh khỏe như Lý Đức thì làm sao mà chết sớm được chứ!. Ốm như thầy Ba dạy Vạn Vật mà còn khỏe re kia mà!
Rồi đến một hôm M về PT thăm nhà và ra biển chơi vào sáng sớm. M gặp cô Danh (vợ thầy) chân đi tập tễnh, hàng ngày ra biển để tắm biển và đắp cát, vật lý trị liệu cho chân đau. Nếu không có em M giới thiệu thì M cũng không nhận ra cô. Đúng là thời gian ...... nó không tha cho một ai.
Cô nói thầy mất đã mấy năm rồi và thầy viết rất nhiều sách. Hôm nào có đến nhà thắp nhang cho thầy, cô sẽ cho xem. Cô có chỉ nhà nhưng M quên xin số điện thoại nên M vẫn chưa đến được.
Hồi đó, M học thầy môn Công dân lớp Đệ nhị và Đệ nhất. Thầy dạy rất hay và vui. Thầy hay liên hệ thực tế những phim đang chiếu như phim Chân trời tím......vào bài giảng nên tiết học của thầy rất thú vị. M nhớ có lần M cúp tiết Sử Địa nhưng M vẫn học tiết Công dân cuối buổi.
Thầy to con, nhìn tướng thầy rất khỏe và phúc hậu. Lúc nào thầy cũng cười với học sinh. M chưa bao giờ thấy thầy nóng giận. Đứng trên lầu, nhìn các thầy cô đang từ văn phòng đi vào các lớp dạy tiết đầu giờ, M thấy thú vị nhất là hôm nào thầy Thạnh mà đi cạnh thầy Ba, y như số 10.
Năm đầu tiên M vào học trường PBC là năm M học lớp Đệ tam. Lúc đó M và chị Luyện ở trọ nhà cô Danh, cô Kỷ ở đường Ngư Ông. Phòng học của M chỉ cách phòng thầy ở bằng tấm màn dày. Nhiều khi đang ngồi học bài hay làm bài, bọn M phải tủm tỉm cười vì thầy hay chơi trò đố vui có thưởng với hai đứa cháu của thầy. Thầy ra nhiều câu đố vui lắm!
Thầy rất giản dị, hay ngồi trên cái ghế đẩu ở bên hông nhà, tay cầm tài liệu nhìn chăm chú. Lúc đó, M không biết là thầy là giáo sư nên hỏi chị Luyện và chị nói là thầy đang học. Lúc đó, M rất ngạc nhiên vì thấy thầy đã có gia đình rồi mà vẫn chăm học không khác gì học sinh.
Vợ thầy dạy mẫu giáo nên mỗi buổi sáng các bé được bố mẹ chở đến học rất đông. Cô Danh vợ thầy dạy rất hay và vui. Cô dạy chữ và cho học sinh đóng kịch Sơn Tinh Thuỷ Tinh rất hào hứng. Nhà cô có nấu cơm tháng cho các học sinh ở trọ và một vài công chức.
Cuộc sống ở đó êm đềm và đều đặn trôi qua. Sáng sớm, cô Kỷ dậy thật sớm, tập thể dục theo radio. Tí nữa, bố mẹ học sinh chở các bé đến học. Lớp học ồn ào trong vài tiếng. Rồi bố mẹ lại đến chở các bé về. Lâu lâu, có một vài sự kiện quan trọng như sinh nhật con thầy. Hình như lúc đó thầy có 2 cậu con trai thì phải! Cô Danh trổ tài làm bánh kem rất khéo. Chủ nhật rảnh rỗi, các cô rủ nhau đi xem phim. M nhớ lúc đó rộn ràng ghê lắm vì các cô bàn bạc về phim sắp xem và mang theo những món ăn gì để mang theo ăn vặt lúc xem phim. Lần nào cũng Có cô Châu ( mẹ cô Minh Yến dạy Anh văn PBC ), cô Kỷ, cô Danh và mấy cô nữa M không nhớ tên. Có một lần, nhà thầy náo động lên vì cháu thầy ( tên Nguyên thì phải ) đứng trên cầu Trần Hưng Đạo xem câu cá bị lọt xuống cầu uống nước gần chết vì không biết bơi may mà có người cứu kịp.
Nhưng M cũng chỉ ở nhà thầy có vài tháng vì M được ba của thầy Tùng giới thiệu đến nhà bác Năm làm gia sư. Lúc dọn đồ đạc đi, M khóc như mưa vì sắp phải đến sống một nơi lạ và lúc đó M còn nhỏ quá nữa! M còn nhớ lúc đó mẹ cô Danh rất đẹp lão và rất hiền, thấy M khóc quá mới nói:
- Con đi dạy chớ có về nhà chồng đâu mà khóc dữ vậy con!
Lên lớp Đệ nhị, Đệ nhất thật bất ngờ khi được gặp lại thầy dạy môn Công dân. Không bao giờ M quên được nụ cười và vẻ mặt rất dễ mến của thầy. Thầy rất thân thiện và dễ gần gũi. Thầy nhìn học sinh với ánh mắt thật hiền.
Rồi giải phóng 1975. Thật tình cờ vì lúc đó nhà M mua một cái rẫy ở trên dốc Bình Tú, gần với rẫy nhà thầy.
Thầy là dân Phong Nẫm, chính gốc nông dân nên thầy cuốc đất như nông dân thứ thiệt. Trong khi chị em M lên rẫy, chắc tắm biển nhiều hơn cuốc đất. Trồng đậu phộng hay khoai lang thì lén lén nhổ cây lên coi có gì chưa xong rồi vội vàng trồng lại vì sợ bị la. Nhưng làm sao mà không bị la được chứ vì cây bị trồng lại cứ héo rũ ra. Còn thầy lên luống khoai lang thấy mà mê luôn. Luống nào luống nấy to, dài tăm tắp.
Rẫy của thầy lúc nào cũng xanh mướt còn rẫy của nhà M thì xác xơ.
Rồi nhà M sang lại rẫy. Thế là bặt tin tức về thầy từ dạo đó.
Bây giờ nghe tin thầy mất, M tiếc quá vì chưa kịp thăm thầy. Giá thầy như thầy Ân, cô Toàn tuy không được khỏe lắm nhưng vẫn còn đó để lâu lâu tụi em còn về thăm thầy, còn nhìn thấy thầy thì hay biết bao nhiêu!!!
Hôm nay em dậy rất sớm để viết về thầy, xem như một nén nhang được thắp lên cho thầy. Hôm nào có dịp về PT, em sẽ liên hệ với các bạn để đến thăm thầy, thầy nhé!!!
Nguyễn Thị Minh PBC72
Minh Nguyễn M đã khóc khi viết bài này đó các bạn .....vì M rất quý thầy Thạnh.
Unlike · Reply · 4 · March 4 at 3:56pm
Mộng Quyên Minh Nguyễn viết hồi ký được rồi đó ...viết hay lắm !
Unlike · Reply · 2 · March 4 at 5:36pm
Nguyễn Thị Thu Vân Thầy Thạnh có trong Hội thơ BT, Thầy là bạn thân của Ba Vân . Có lần V đến nhà Thầy để mời Thầy dự đám giỗ Ba V vì biết Ba rất quý Thầy. Cô buồn buồn nói Thầy kg thể đi được vì mới đi khám bệnh SG về, Thầy còn mệt . V có hỏi thăm bệnh tình Thầy , cô...See More
Unlike · Reply · 3 · March 21 at 3:37pm · Edited
Chuong Truong Cám ơn Chị Minh rất nhiều về bài viết rất cảm động về Ba của em. Hy vọng sẽ có dịp gặp Chị :)
Like · Reply · 28 mins
Nguyen Gianghuong Thuong thay qu'a
Hoa Van Pham Tôi học Thầy Thạnh từ lúc thầy là Giáo Viên Tiểu Học ở Trường Nam Phan Thiết, sau này khi lên Trung Học thầy là Giáo Sư tại Trung Học Phan Bôi Châu, các học trò cứ hỏi thầy bí quyết, thầy nói cứ "học đại sẽ thành Đại Học", câu nói này phát xuất từ đó cho đến bây giờ, khi qua Mỹ ngôn ngữ là trở ngại lớn khi đi học Đại Học bên này, tôi vẫn thường lập lại câu nói của Thầy Thạnh năm nào !!!!!.....để còn vững tâm đi học.....
Like · Reply · 4 · April 4 at 2:27pm · Edited
Trần Ngọc Diệp Sau 75, Diệp may mắn được gặp Thầy nhiều lần nên ngày Thầy mất,D thắp đươc cho Thầy nén nhang.Trong những lần gặp Thầy,có 2 lần,mà D nhớ mãi -Năm 1978 D đi làm phụ hồ ở trại Giống cây trồng gần nhà máy nước Ph thiết,đang ngồi ăn trưa thì lệnh bảo ra bóc gạch xe mới chở tới,cơm nuốt chưa trôi,trời thì nắng,nhưng là người phụ việc nên phải ra làm.Ra đến nơi xe đậu,hỡi ôi,người phu bốc gạch trên xe xuống là ...Thầy Thạnh,giữa trưa nắng,hai thầy trò bốc xếp 7 thiên gạch mà tưởng chừng là 7 muôn,lúc ấy ngoài mồ hôi,trong tôi có cả nước mắt- Năm sau gặp Thầy trong tiệc cưới (cháu Thầy ?) ngồi chung bàn và cạnh nhau nên có dịp trò chuyện mới hiểu thêm về Thầy;Thầy cùng Thầy Ngô văn Cân,cùng đi dạy Tiểu học,cùng học hàm thụ Luật,xong cử nhân Luật Thầy Cân chon con đường Tư pháp,Thầy yêu nghề Giáo,cũng từ giử nghề giáo,rồi bị động viên,phải đi làm lính mấy năm.để rồi phải đi tù vì tội Sĩ quan biệt phái,khi D hỏi,thầy có tiếc là thầy trò mình đã đi sai đường,để rồi hôm nay...Thầy bảo :'"thời gian sẽ trả lời em à,hãy chấp nhận hoàn cảnh,nay như thầy Cân chon con đường khác tôi,thì cũng cùng tôi lao động,khuân vác ở trại cưaThuận Sơn " Em thành thật cảm ơn thầy,ngày xưa Thầy dạy em môn Công dân hôm nay Thầy bổ túc thêm cho em bài Trường đời
Like · Reply · 1 · April 4 at 4:37pm
No comments:
Post a Comment