Friday, October 28, 2016

Nhà thờ Giáo xứ Vinh Thủy

• 1955, dừng chân tại vùng đất mới, song song với công tác định cư, chủ chăn và giáo dân tiến hành dựng một ngôi nhà thờ, một nhà xứ và nhà trường bằng gỗ và các vật liệu nhẹ (năm 1965 chúng được tái thiết hoàn toàn bằng vật liệu nặng). Tất cả đều tọa lạc trên đồi cát cao gần bờ biển, khung cảnh khá thơ mộng (tức khu vực bờ hồ Vĩnh Thủy). Vì lẽ đó mà khi xưa người ta vẫn quen gọi tên giáo xứ là Vĩnh Thủy (hợp vần với một giáo xứ khác cách đó không xa là Vĩnh Phú, nay là giáo xứ Vinh Phú). Những người đương thời vẫn thường kể lại cho các thế hệ sau về ngôi nhà thờ này với biết bao hoài niệm.
• Năm 1964, trước khi về hưu dưỡng, linh mục Lê Trọng Khiêm đã xây thêm ngôi nhà thờ thứ hai nằm sát tỉnh lộ 9 (nay là đường Thủ Khoa Huân nối trung tâm Phan Thiết với Mũi Né). Cả hai nhà thờ được nối liền bằng một con đường mòn rợp bóng dừa (nay là đường Phan Trung) trước Lao Xá.
• Sau 1975, khu vực bờ hồ Vĩnh Thủy bị Nhà nước trưng dụng để xây khách sạn Vĩnh Thủy (nay là quần thể Sân Golf-Khách sạn Novotel). Nhà thờ đầu tiên không còn.
• Kể từ 1978, ngôi nhà thờ trên tỉnh lộ 9 trở thành trung tâm sinh hoạt phụng vụ của giáo xứ đến ngày nay.
• Năm 1991-1992, mặt tiền nhà thờ được tu sửa lại trên nền móng nhà thờ cũ cách tân theo dáng dấp bất đối xứng, khá ấn tượng, độc đáo khi mà truyền thống xưa nay của nhà thờ là đối xứng hai bên. Cung thánh cũng được chỉnh trang cùng với việc xây mới một nhà xứ và một hội trường hai phòng.
• Kể từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, nhà thờ bắt đầu có sự xuống cấp nhất là phòng mặc áo và không đáp ứng nổi lượng giáo dân đang phát triển.
Từ năm 2004, giáo xứ xây dựng thánh đường mới và cung hiến vào ngày 21 tháng 6 năm 2007. 

 Lược sử Giáo xứ Vinh Thủy

Giáo xứ Vinh Thủy tước hiệu Mẹ Mân Côi được hình thành từ tháng 08.1955, với khoảng 3000 giáo dân gốc giáo phận Vinh thuộc các giáo xứ: Mành Sơn, Vĩnh Yên, Tân Lập, Thuận Nghĩa, Tân Vinh, Tân Lộc (Nghệ An), và một số giáo dân tỉnh Quảng Bình di dân vào Nam sau hiệp định Geneve. 


Vì kế sinh nhai, nên những năm sau đó phần lớn giáo dân lại dời đi nơi khác để làm ăn sinh sống. Đến năm 1967, gần 1000 giáo dân xứ Vinh Hưng đến tạm cư vì chiến tranh, được giáo quyền xác nhập vào giáo xứ. Từng phục vụ: cố linh mục Phanxicô Xaviê Lê Trọng Khiêm (08.1955 - 11.1965), cố linh mục Hồ Ngọc Cai (1956), cố linh mục Nguyễn Quyền (1957), linh mục Trịnh Quang Cảnh (1960); linh mục Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa (11.1965 - 8.1973), linh mục Gioan Baotixiata Vũ Đình Hiên (8.1973- 5.1975).
Về cơ sở vật chất, song song với công tác định cư, cha xứ và giáo dân đã tiến hành làm một nhà thờ bằng gỗ, một nhà xứ và nhà trường cũng bằng các vật liệu nhẹ, tất cả đều tọa lạc trên đồi cát cao gần bờ biển. Năm 1965, được tái thiết toàn bộ bằng vật liệu nặng (khu vực này hiện nay đã bị Nhà Nước trưng dụng xây dựng khách sạn Novotel. Năm 1964, trước khi về hưu dưỡng, cố Lm. Lê Trọng Khiêm đã xây thêm một nhà thờ mới nằm sát tỉnh lộ 9 (đường Phan Thiết - Mũi Né). Từ năm 1978, nhà thờ này trở thành trung tâm sinh hoạt phụng vụ của giáo xứ.
Về tinh thần, nhờ vào lòng đạo đức căn bản lâu đời của người giáo dân, cùng với sự lãnh đạo nghiêm khắc về luân lý của các vị chủ chăn, đời sống đức tin ngày càng vững mạnh, từ đó công việc truyền giáo được triển nở một cách tốt đẹp.
Sau biến cố 1975, giáo dân tản mác với nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, số giáo dân có lúc chỉ còn hơn 200 người. Nhờ vào công tác truyền giáo tích cực, thêm vào đó giáo dân các nơi đến định cư sinh sống, hiện nay số giáo dân đã lên đến 565 người nằm trong địa bàn rộng vào bậc nhất trong thành phố Phan Thiết. Mặc dầu số giáo dân thật khiêm tốn, nhưng với bất cứ hoàn cảnh nào, luôn luôn duy trì một Hội đồng Mục vụ 5 thành viên điều hành các hoạt động trong giáo xứ. Hiện nay, các đoàn thể như Phan Sinh Tại Thế, Các Bà Mẹ Công Giáo, Tông đồ Thiếu Nhi, cũng dần đi vào nề nếp và có chiều hướng khởi sắc, nhờ vào sự lãnh đạo của các linh mục trực tiếp cũng như gián tiếp: cha Gioan Baotixita Hoàng Văn Khanh (7.1975 - 8.1975), cha Giuse Đinh Vĩ Đại (8.1975 - 10.1978). Từ 1978 không có chủ chăn chính thức, giáo xứ được bề trên gởi giao cho cha Phó xứ Thanh Hải An phong Nguyễn Công Vinh kiêm nhiệm, đến 02.1988 cha Quản lý Tòa Giám Mục Phanxicô Xaviê Đinh Tiên Đường đặc trách, cha Giuse Nguyễn Kim Anh (11.1992 - 6.1994), cha Phêrô Nguyễn Văn Học (12.6.1994 -31.05.2002), cha JB. Hoàng Văn Khanh (01.06.2002- …).
Về cơ sở vật chất: nhà thờ được tu sửa mặt tiền, cung thánh, đồng thời xây dựng mới một nhà xứ và hội trường 2 phòng trong những năm 1991 - 1992
Với một địa bàn rộng lớn, số giáo dân chỉ chiếm 3,65% dân số, nên công tác truyền giáo được đặt lên hàng đầu. Hằng năm số người dự tòng càng tăng, điều đáng khích lệ là có nhiều hộ gia đình xin tòng giáo hoàn toàn.
Về văn hóa, khoảng 30 em đã tốt nghiệp hoặc đang theo học đại học, 98% các em đều được cha mẹ ý thức cho đến trường.
Chăm sóc người nghèo, già cả neo đơn cũng là một mục tiêu của giáo xứ, hằng năm vẫn duy trì thăm hỏi, ủy lạo bệnh nhân tại bệnh viện trong các dịp đại lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, năm vừa qua đã cộng tác với Tòa Giám Mục thực hiện được 18 ngôi nhà tình thương cho những gia đình nghèo, không phân biệt lương giáo.
Hướng về tương lai, giáo xứ vẫn đặt hai trọng tâm là chăm sóc người nghèo và công tác truyền giáo qua đời sống chứng tá và việc làm cụ thể. Về văn hóa vẫn duy trì khích lệ cổ vũ việc mở mang kiến thức cho con em như trước đây đã thực hiện là phát thưởng cho những em có thành tích cao trong học tập vào mỗi cuối niên học. Hy vọng rằng thế hệ trẻ được quan tâm chăm sóc chu đáo hôm nay, là đôi cánh đưa giáo xứ vươn lên vững mạnh hơn trong ngày mai.
Giáo Phận Phan Thiết

....................................................
Giới thiệu Giáo xứ : Vinh Thủy
Giáo xứ Vinh Thủy được hình thành từ tháng 8 năm 1955 với khoảng 3000 giáo dân thuộc các giáo xứ Mành Sơn, Vĩnh Yên, Tân Lập, Tân Vinh, Tân Lộc,Thuận Nghĩa thuộc giáo phận Vinh (Nghệ An) và một số giáo dân tỉnh Quảng Bình di cư vào Nam sau Hiệp định Genève. Sau đó không lâu, phần lớn giáo dân lại đi nơi khác làm ăn, sinh sống. Đến 1967, giáo quyền xác nhập vào giáo xứ gần 1000 giáo dân xứ Vinh Hưng đến tạm cư vì chiến tranh (ngày nay, cái tên “Vinh Hưng” được gọi không chính thức cho khu vực giáo họ Phêrô-Phaolô của giáo xứ).
Có thể nói, người có công lớn nhất đối với giáo xứ là cố linh mục Phanxicô Xaviê Lê Trọng Khiêm (linh mục tiên khởi). Trong hoàn cảnh giáo dân đang lo lắng tìm hướng đi trên miền đất mới đầy lạ lẫm sau một chặng đường dài, ngài đã đảm nhận vai trò là chủ chăn tiêu biểu trong việc giúp giáo dân ổn định tinh thần, bắt tay vào xây dựng đời sống mới. Nhờ vào sự lãnh đạo nghiêm khắc về luân lý của ngài mà đời sống đức tin của giáo dân ngày càng vững mạnh, từ đó công việc truyền giáo được triển nở cách tốt đẹp, khó khăn ban đầu của cuộc sống mới dần được khắc phục.
Những năm sau đó, phục vụ giáo xứ trực tiếp lẫn gián tiếp còn có các linh mục: Hồ Ngọc Cai (1956), Nguyễn Quyền (1957), Trịnh Quang Cảnh (1960), Lê Xuân Hoa - Xuân Ly Băng (11/1956-8/1973), Vũ Đình Hiên (8/1973-5/1975), Hoàng Văn Khanh (7/1975-8/1975), Đinh Vĩ Đại (8/1975-10/1978).
Sau biến cố 1975, giáo dân tản mác với nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, phần lớn là đi lập nghiệp vùng “kinh tế mớI”, số giáo dân có lúc chỉ còn hơn 200 người. Cũng như các giáo xứ khác, các hoat động phụng vụ trong nhà thờ kể từ lúc này đều bị hạn chế (nhà thờ bị đóng cửa vào năm 1978) nhưng nhờ Chúa ban ơn và Mẹ Mân Côi quan thầy trợ giúp, giáo xứ đã vượt qua được những khó khăn đó, khiến đức tin càng được vững mạnh, bằng chứng là nhà thờ giáo xứ sớm được trở lại hoạt động. Năm 1978, không có chủ chăn chính thức, giáo xứ được bề trên gởi giao cho cha phó giáo xứ Thanh Hải (cách giáo xứ khoảng 2km, phần lớn gốc Thanh Hóa và Quảng Bình) Nguyễn Công Vinh kiêm nhiệm. Thời điểm này, nhà thờ Thanh Hải chưa được hoat động trở lại nên ngôi nhà thờ nhỏ bé của giáo xứ đón nhận một lượng lớn giáo dân Thanh Hải lên tham dự Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ.
Từ tháng 2, 1988, linh mục Đinh Tiến Đường - quản lý Tòa Giám Mục về đặc trách giáo xứ. Những năm kế tiếp, trong bối cảnh Công giáo đang hòa nhập trở lại với xã hội, địa giới giáo xứ Vinh Thủy mở rộng và nằm trong phường Phú Thủy, một phường rộng lớn và đông dân bậc nhất Phan Thiết (chính vì vậy mà nhiều người dân, kể cả giáo dân thường quen gọi là nhà thờ Phú Thủy nhiều hơn là Vinh Thủy). Với sự năng động trong công việc cũng như ngoại giao của cha, giáo xứ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngài đã ưu ái đặt cho giáo xứ biệt danh “nhà thờ quốc tế” bởi lẽ từ thời điểm này, giáo xứ có sự chuyển biến về chất và lượng, số giáo dân nơi khác đến định cư sinh sống và xin nhập xứ ngày càng tăng.
Từ tháng 11, 1992, linh mục Nguyễn Kim Anh về quản xứ. Ngài tiến hành xây dựng đài Đức Mẹ và khuôn viên, phát triển hội Các Bà mẹ Công giáo. Tháng 6, 1994, linh mục Nguyễn Văn Học về quản xứ. Ban đầu còn có đôi chút khác biệt và cách biệt giữa chủ chăn và đàn chiên, song những năm sau đó dưới sự dẫn dắt nghiêm khắc nhưng linh động của ngài mà giáo xứ đi vào nề nếp trong phụng vụ và sinh hoạt. Trên cơ sở số con em của giáo dân trong và ngoài xứ đang sinh hoạt thường xuyên, cùng với sự thiện nguyện của những người có kinh nghiệm ngày trước, giáo xứ thành lập Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với mục đích hướng các em thiếu nhi vào môi trường sống đạo. Trong sự thầm lặng, cha Nguyễn Văn Học vẫn luôn ủng hộ cho phong trào này. Tiếc rằng, vì không có nhân sự nên ngày nay phong trào đang dần chùng xuống.
Cùng thời điểm, giáo xứ xây mới tường thành và vườn hoa trước nhà thờ, cải tạo đài đức mẹ để tạo mỹ quan cho mặt tiến. Giữa năm 2002, sự hưu dưỡng đột xuất của cha Nguyễn Văn Học vì yếu bệnh, giáo xứ đang trong tình trạng “lắng xuống” về mọi mặt vì khuyết chủ chăn. Được bề trên giao phó, linh mục Hoàng Văn Khanh, giám đốc Chủng viện Nicolas của giáo phận về quản xứ ngay sau đó. Ngài bắt tay vào củng cố và phát triển các hội đoàn. Thành lập hội Gia Trưởng và Giới Trẻ. Năng động nhưng nghiêm khắc, dưới sự dìu dắt của ngài, giáo xứ đã phát triển trở lại cách mạnh mẽ. Cùng với sự giúp đỡ của các thầy chủng sinh về giúp xứ, các hội đoàn hoạt động năng nổ và khá hiệu quả. Đời sống tinh thần của giáo xứ tăng lên rõ rệt. Nhiều người xin tòng giáo và nhập xứ.
Các mốc sự kiện:
• 1955, dừng chân tại vùng đất mới, song song với công tác định cư, chủ chăn và giáo dân tiến hành dựng một ngôi nhà thờ, một nhà xứ và nhà trường bằng gỗ và các vật liệu nhẹ (năm 1965 chúng được tái thiết hoàn toàn bằng vật liệu nặng). Tất cả đều tọa lạc trên đồi cát cao gần bờ biển, khung cảnh khá thơ mộng (tức khu vực bờ hồ Vĩnh Thủy). Vì lẽ đó mà khi xưa người ta vẫn quen gọi tên giáo xứ là Vĩnh Thủy (hợp vần với một giáo xứ khác cách đó không xa là Vĩnh Phú, nay là giáo xứ Vinh Phú). Những người đương thời vẫn thường kể lại cho các thế hệ sau về ngôi nhà thờ này với biết bao hoài niệm.
• Năm 1964, trước khi về hưu dưỡng, linh mục Lê Trọng Khiêm đã xây thêm ngôi nhà thờ thứ hai nằm sát tỉnh lộ 9 (nay là đường Thủ Khoa Huân nối trung tâm Phan Thiết với Mũi Né). Cả hai nhà thờ được nối liền bằng một con đường mòn rợp bóng dừa (nay là đường Phan Trung) trước Lao Xá.
• Sau 1975, khu vực bờ hồ Vĩnh Thủy bị Nhà nước trưng dụng để xây khách sạn Vĩnh Thủy (nay là quần thể Sân Golf-Khách sạn Novotel). Nhà thờ đầu tiên không còn.
• Kể từ 1978, ngôi nhà thờ trên tỉnh lộ 9 trở thành trung tâm sinh hoạt phụng vụ của giáo xứ đến ngày nay.
• Năm 1991-1992, mặt tiền nhà thờ được tu sửa lại trên nền móng nhà thờ cũ cách tân theo dáng dấp bất đối xứng, khá ấn tượng, độc đáo khi mà truyền thống xưa nay của nhà thờ là đối xứng hai bên. Cung thánh cũng được chỉnh trang cùng với việc xây mới một nhà xứ và một hội trường hai phòng.
• Kể từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, nhà thờ bắt đầu có sự xuống cấp nhất là phòng mặc áo và không đáp ứng nổi lượng giáo dân đang phát triển.
Từ năm 2004, giáo xứ xây dựng thánh đường mới và cung hiến vào ngày 21 tháng 6 năm 2007.
Thông tin chung:
Giáo xứ Vinh Thủy (Gp.Phan Thiết)
Linh mục quản xứ:
Địa chỉ: 332 Thủ Khoa Huân, phường Phú Thủy
Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
ĐT: 062-381 2538

Giờ thánh lễ Chúa Nhật:
18h (Thứ bảy)
05h và 17h (Chúa nhật)

Nguồn : VietCatholic

No comments:

Post a Comment