Mộng Cầm 1990
Hình như là vào cuối hè năm 1967 thì phải, một bài hát mà ai nghe qua cũng phải thổn thức. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã xuất thần sáng tác một bài ca tuyệt vời. Phải nói là tuyệt vời, vì những nốt nhạc ấy đã phổ vào một vần thơ tuyệt vời của thi sĩ Hàn Mạc Tử.
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò. Đường lên dốc đá…..
Quả thật, bài ca rất tuyệt. Tuyệt đến độ làm sóng gió cho một gia đình mà mãi lâu về sau, tôi mới biết gia đình ấy là ai? Tại sao đám trẻ con lại cứ hát mãi bài ca của Trần Thiện Thanh ấy từ trước sân nhà tôi cho đến căn nhà “cuối đường.” Tôi gọi là cuối đường để cho nó có chút văn thơ, chứ thực ra đó là căn nhà khoảng giữa con đường Trần Hưng Đạo, nếu tính từ ngã ba, nơi có ngôi Nhà Thờ và văn phòng Hội Đồng Thị Xã Phan Thiết đến một ngã tư phía cuối, nơi có rạp hát Hồng Lợi và căn nhà của Bác Sĩ Ung Văn Vi và Trường Nam Tiểu Học; chỉ vì căn nhà của gia đình đó kế tiếp là bãi đất trống, nên tôi cứ yên chí là cuối đường, và tôi luôn kể đó là căn nhà cuối đường, rồi mới đến hãng nước đá Trung Nam. Căn nhà đó, nhìn rất khang trang, có vòng tường xi măng, sơn trắng, đúc theo kiểu kỹ hà vuông góc, bên trong sân được trồng cây cối xanh tươi mà tôi nhớ ra đó là hàng Tường Vi, có tam cấp bước lên nền nhà. Trong đó có cặp vợ chồng già, ông chồng không cao lắm và có làn da ngăm ngăm, nhưng bà vợ thì người “trắng như hột gà bóc,” mặt mũi xinh tươi, tuy không phải xinh tươi của thời con gái. Không một ai thấy có tiếng con nít bên trong, chừng như hai ông bà không có con. Sau này, tôi mới biết Ông tên là Địch và tên Bà thì tôi chỉ đoán mà thôi. Số là có mấy người bạn - đàn anh thì đúng hơn - sau khi ra trường Dược Khoa, cũng phải động viên, nên phải vào thụ huấn trong Quân Trường Thủ Đức, rồi ra làm việc tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch trên “Căng” còn gọi là Bình Tú là một cao nguyên đất đai rất phì nhiêu mà thuở còn đi học Chính Tâm, rồi qua Phan Bội Châu, tôi thường đi với bạn bè vào khu làng Bình Tú mà ăn dưa hấu và măng cầu. Các bạn tôi cũng có khi ra vào căn nhà ấy nữa. Thì ra họ đến trao đổi nghề nghiệp với chủ nhà là Ông Địch. Ông làm nghề phân chất nước mắm cho các “thùng lều” ở Phan Thiết, cũng như các anh bạn tôi cũng làm nghề tay trái là phân chất nước mắn. Họ cũng không nói cho ai nghe về bà chủ nhà cả. Thế mà bọn trẻ chúng nó biết, vì biết, chúng nó mới hát cái bài ca “Hàn Mạc Tử” của Trần Thiện Thanh: Bà ta là Nữ Sĩ Mộng Cầm, người tình cũ của Hàn Mạc Tử vậy. Tại sao chúng nó biết thì đó là điều chỉ chúng nó biết tại sao mà thôi. Có ai hỏi thì chúng cũng chỉ trả lời cái điều chúng nó không biết là sao. Chúng nó chỉ biết đó là bà Mộng Cầm, người tình của Hàn Mạc Tử mà chúng nó cũng chẳng biết Hàn Mạc Tử là ai nốt. Chúng nó cứ tụ tập lại và hát chung với nhau mà chỉ hát quanh quẩn có một câu rồi lập đi lập lại “miếc goài hà” (giọng Phan Thiết đó.) Mộng Cầm hỡi, thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi. Ử…Ử…Ử… Tôi thì nhìn cảnh sinh tình: “Hảy, ông Trần Thiện Thanh ơi, ông giết người ta rồi… Chúng nó hát từ đầu trên xuống đầu dưới, rồi lân la lại trước nhà Bà Mộng Cầm mà hát nữa. Có chết cho người ta không chứ? Ai mà cầm lòng được chứ? Thế là một người đàn bà, da trắng như đường cát, vác cái chổi lông gà ra…đuổi bọn con nít làm phiền và gây ồn ào, mặc dầu ồn ào một cách rất dễ thương. Thế là “Bà” rượt “cháu” và “cháu” thì chọc “Bà.” “Cháu” chọc “Bà” thì “Bà” lại vác chổi rượt “Cháu.” “Bà thì thỉnh thoảng lai lông lôn lên và lẩm bẩm tiếng gì không biết, bọn “cháu” được thể càng chọc già, vừa chạy vừa tuôn ra những tràng cười không ngớt: “Chại, chại, bai. Bả dác chổi lông gà ra đó.” Có thằng lại còn hát vói theo; “Mộng Cầm hỡi …” Một trong những thằng bé trong đám đồng ca nhì nhằng đó là ca sĩ Tuấn Vũ bây giờ đó. “Bà Cháu” gây sự với nhau từ ngày này qua ngày nọ, tháng nọ sang tháng kia, năm này qua năm khác, y như trận đấu bất phân thắng bại. Lòng tôi cũng cảm thấy bất nhẫn, nhưng có thể đó là luật gì đó trong khoảng trời đất mịt mù, chỉ cần giơ bàn tay ra là đã không thấy gì phía bên kia. Sau khi xong Trung học ở Phan Bội Châu, năm 1968, tôi vào SàiGòn, nhập Khoa Học, rồi đến cuối năm 1969, tôi gia nhập Hải Quân, nhưng rồi lại xung vào toán lên huấn luyện tại Quân Trường Thủ Đức trước. Thời gian này, thì đương nhiên là tôi không nghe gì đến vụ “Bà rượt Cháu vì Cháu chọc Bà” hay “Cháu chọc Bà nên Bà rượt Cháu” nữa. Tôi cũng đoán là lũ Cháu Yêu (tinh) kia cũng đã lớn và hát cũng mỏi mồm rồi, chứ được ích gì đâu, thì cũng phải thôi. Còn Bà thì tuy các Cháu Yêu (tinh) kia dợt cho bộ giò và cánh tay phải chắc chắn vì phải chạy đua với chúng nó, thì cũng phải mỏi đi, nên cũng thôi, chứ cái chổi lông gà là dùng cho quét bụi chứ đâu phải là cái roi, mà đánh cũng hụt, chẳng trúng đứa nào cả cho đã giận, thì cũng phải đem vào dùng làm quét bụi lại cho trúng công việc. Quả thiệt, khi tôi về tùng sự tại Duyên Đoàn 28 Hải Quân ở Thương Chánh, Phan Thiết, chúng tôi không còn thấy đám đồng ca con nít ấy nữa. Về sau này, chúng tôi cũng nghe một đặc danh “Bà Chúa Đảo Hòn” là biệt danh người dân Bình Thuận đã gán cho Bà Mộng Cầm, nhưng sự thực ra sao thì ít ai có thể biết rõ; cũng có thể do việc gia đình Bà làm nghề phân chất nước mắm, mà các thùng lều ở Hòn lại nhờ đến chồng Bà, nên danh tiếng Nữ Sĩ Mộng Cầm đã hiển nhiên trở thành “Bà Chúa Đảo Hòn?” Chúng tôi cũng có nghe qua một tác phẩm có nhan đề là “Bà Chúa Đảo Hòn” nhưng chắc không phải là một giai thoại viết về Bà Mộng Cầm của tác giả nào đó. Thế nhưng, máu văn chương thơ thẩn lại trào lên thương cảm cho người thi sĩ đa tình đến thế là cùng, làm tôi cũng “ướt mi” cho cuộc tình si nhuốm màu muôn thuở ấy. Nữ Sĩ Mộng Cầm quả có cái nhan sắc của nhi nữ, nên có qua một đoạn nhân duyên với người thi sĩ tang thương kia cũng chẳng phải là uổng. Tôi e rằng có vài người viết về Bà mà có khi lại không biết Bà như thế nào. Trai Tài Gái Sắc gặp nhau thì sớm muộn cũng thường hay phát sinh biến cố. Bây giờ Bà Mộng Cầm ở đâu, ông bà có thoát khỏi cuộc phong trần năn 1975 hay không? Nếu Bà có hiện diện đâu đây, thì “Cháu” cũng thay mặt các “Cháu Yêu (tinh)” ngày xưa để hát lên bài ca của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh như những năm xa xưa kia. Ông Trần Thiện Thanh viết bài này không hợp với khung cảnh ở Phan Thiết, nhưng nơi đây, ở New Orleans, có bóng liễu vi vu, xanh mượt và tha thướt và có ánh trăng cũng rất sáng. Nếu ông Hàn Mạc Tử mà có sống ở đây, thì không biết cái “Trăng kia” có còn là cái “trăng này” của ông ấy nữa không? Mỗi lần tôi đi qua bóng liễu rũ bên đường dưới bóng trăng, tôi lại nhớ đến Hàn Mạc Tử và cầu nguyện cho Ông. Tức cảnh sinh tình cũng chẳng có gì lấy làm lạ. Trên con đường từ Phan Thiết ra Mũi Né, tôi đã thấy gì? Thời xưa, trên con đường Nam Tiến, tiền nhân ta đã ung dung bước ngang qua Phan Thiết để tiến nữa, và như thế lịch sử của Tỉnh nhà đã có khoảng 300 năm. Phan Thiết và Phú Hài đã trở thành các thị trấn quan trọng về chính trị lẫn kinh tế trong cuộc Nam Tiến đó. Người Pháp cũng đã thấy điểm đặc biệt này, nên đã xây một tòa lâu đài tại Phú Hài, mà ta quen gọi là “Lầu Ông Hoàng”. Ở đây, họ có thể quan sát được một vùng trời biển. Sẽ còn có ít kẻ còn hiểu lầm về chữ “Nam Tiến” kia. “Nam Tiến” của tiền nhân ta chắc chắn không phải do sự bành trướng thế lực hay bờ cõi của Triều Đình, nhưng chính là vì nhu cầu sống còn của dân tộc vậy. Chúng ta phải đi tìm đất sống. Chúng ta chỉ khai khẩn các đất đai mà thổ dân đã bỏ đi. Người Chàm diệt chúng ta không được, thì chính họ bị diệt vong. Con cháu họ vẫn sống trong vòng thân mật của chúng ta đến ngày nay. Người Man bỏ đi vì đồng chua, nước mặn, và chúng ta đã khống chế được nhiều điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nên sau nhiều đời đã thuộc về chúng ta mà thôi. Chúng ta Nam Tiến rất trầm lặng, đã không gây nên một xáo trộn nào về chính trị hoặc kinh tế, mà chỉ làm những môi trường này thịnh vượng lên thôi. Đó là lý do Mạc Cửu ở Hà Tiên phải thần phục Chúa Nguyễn, chỉ vì sự sống còn của đám Minh Hương là bằng chứng hùng hồn, mà chúng ta có bờ cõi đến phần đất này. Có hai lối đi ra Lầu Ông Hoàng từ nhà Bà Mộng Cầm. Chúng ta đi đến “cuối đường,” tức đến ngã tư có rạp hát Hồng Lợi (Hồng Kim), Trường Nam Tiểu Học, và tư gia Bác Sĩ Ung Văn Vy, ta quẹo trái để đi đến Chợ Phan Thiết, nằm ngay trên trục chính là đường Gia Long. Đi hết con đường Gia Long này (khoảng một dặm) sầm uất này, đường được chia ra làm hai đường khác và mang tên hai vị phụ tá của Nhà Vua là Hữu Quân Nguyễn Văn Thành và Tả Quân Lê Văn Duyệt; ở giữa là một công viên đẹp, trồng rặt một loại cây Hoa Đại (Bông Sứ Cùi) cho đến chân cầu (cũ.) Ngày Tết, Công Viên này là một địa điểm rất đẹp, mà tôi cứ gọi là chợ Hoa, vì Hoa Mai, Hoa Đào, Hoa Cúc, Hoa Sen… đều được mang đến đây để chào hàng. Từ đường Gia Long đến chân cầu là một con dốc, như thế cả hai đường Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành đều nằn trên dốc ấy. Dốc ấy là để xây cầu, vì phía bên kia sông cũng là con dốc cao như thế (hồi mới di cư vào Nam, thời Ông Tỉnh Trưởng Thái Quang Hoàng và Ông Lưu Bá Châm) tôi thường thấy các Chú Lính trượt “Patin” trên dốc cầu này.) Khi qua bên kia cầu, nếu đổ dốc về phía trái, là đi đến trường Nữ Tiểu Học; nếu đổ dốc về phía phải, đường dẫn ta đến Trường Trung Học Chính Tâm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, sau khi đi ngang qua Công Viên đôc đáo của Phan Thiết: Chateau d’eau, rồi đến Tòa Tỉnh Trưởng. Nó cũng dẫn ta đến bãi biển Thương Chánh, là nơi trú đóng của Duyên Đoàn 28 Hải Quân. Con đường này được kiến thiết dọc bờ sông rất nên thơ và mát mẻ. Còn nếu đổ dốc theo đường thẳng xuống, thì đó là con đường đưa ta đi đến danh lam thắng cảnh “Lầu Ông Hoàng.” Tôi có nói đến một con sông. Con sông nào vậy? Đó là con sông Mương Mán, cũng có tên là Mường Mán, vì nó phát nguyên tại đây. Cuộc đất cuối Tỉnh này là nơi cư trú của nhóm di dân thuộc Thọ Ninh, Nghệ An. Các cô gái ở đây rất đẹp. Tôi kể ra như thế, thì tôi cũng phải có chút gì nên thơ tại đây chứ. Số là tôi có “thương” một cô gái xứ Thọ Ninh này, cô ta cũng tên Thuận như tôi và đương nhiên là phải đẹp rồi. Mấy tên bạn liền cải lương hóa cuộc tình “nên thơ” của tôi. Chúng nó ca rằng:
Khoan khoan…, ngồi đó chớ ra,
Nàng là Thuận “gái”, ta là Thuận “trai”
Chúng nó dùng Lục Vân Tiên để “mạ lỵ” cuộc tình tôi như thế đó. Nhưng Tình Yêu như là có chân, nên Nó cũng di chuyển. Một thời gian sau Nó di chuyển tôi sang cô gái khác tên là Tình, đương nhiên cô này lại đẹp hơn cô kia rồi. Nhưng tụi bạn ma quái lại chế diễu tôi không bằng thơ nữa mà lại bằng câu thóa mạ tận mặt: “Mày chỉ là thứ Bạc Mầu, Bạc Tình, Bạc Nghĩa. Mày là con cháu ông thợ Bạc.” Chúng nó nói oan cho tôi. Ông Nội tôi là Bác Phó Nhòm, nên không thể là họ Bạc được, nếu có bạc thì tốt, chứ không thể là họ Bạc. Tuy vậy chứ tôi cũng vuốt mũi để tính sổ đời: tôi quả có thêm các cô gái khác nữa cũng đi vào trong trái tim tôi, là các cô Tình, Cô Nghĩa, Cô Mầu. Và tôi thề hứa xin…chừa. Và quả thật Tình Yêu nó có chân. Rồi thì các thứ Hoa, Mai, Lan, Cúc, Trúc…, đủ cả, cho đến khi gặp được Quế:
Làm thân Cây Quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.
Tôi là thằng Mán, thằng Mường đó. Ôi Mường Mán. Ôi, Định Mệnh. Tôi phải trải qua đất Mường Mán mới thấy được Quế. Ai biết tôi là thằng Mường, thằng Mán? Ai biết Quế là châu báu đời tôi?
Quãng đời tôi với Quế yêu nhau cũng rất nên thơ, nên tôi xin tả ra đây bằng một bài tình ca rất …tuyệc bvời, chỉ vì là lính và có dịp đi xa, nên bắt đầu bằng chữ Đi Xa:
Đi xa buồn nhớ quê xưa
Quê tôi xanh ngát bóng dừa.
Ruộng đồng xinh tươi bao la.
Đàn cò bay khắp phương xa.
Quê tôi Phan Thiết là tên.
Con Sông Mương Mán êm đềm.
Như giòng nước mắm chảy mãi.
Cảnh đẹp nên thơ Phú Hài.
Ngoài xa khơi
Còn một cõi tiên bồng.
Người người vui năm
Tháng mặn nồng.
Hứng gió trùng dương.
Tuy Phong, Phan Rí nên thơ.
Đồi cát nằm mơ.
Ai đi về phía quê tôi.
Xin cho tôi nhắn đôi lời.
Về thăm Ba Má phong sương.
Và người em gái nhớ thương.
Đoạn sông, kể từ lò gốm (cây số 3) chảy qua Tỉnh để ra biển, thì được gọi là con sông Cà Ti. Tôi thích gọi tên sông Cà Ti này khi nói chuyên với đồng hương Phan Thiết và cho người đồng hương Phan Thiết mà thôi. Sông không rộng, không sâu, không uốn khúc lắm và nước không đục ngầu khi mưa lũ. Nó là một trong những con sông bình hòa, như tên Tỉnh Bình Thuận. Tuy vậy cũng đã có nhiều trận đánh quyết định tại Tỉnh này, kể từ xưa đến nay. Căn nhà của Bác Sĩ Ung Văn Vy cũng là một bãi chiến trường đẫm máu giữa Pháp và Việt Minh, ngay cả bãi biển Lạc Đạo phía sau Nhà Thờ Chánh Tòa Phan Thiết nữa, vì nơi đây có một Tòa Nhà lớn của Tây, có lẽ là một cơ sở hành chánh cũ của Pháp. Rất tiếc Hàn Mạc Tử không nói gì đến một khe suối nước về phía Thuận Nghĩa (định mệnh gì đó chăng, khi tôi có cô bạn tên Nghĩa, để rồi chúng nó cho tôi là Bạc Nghĩa?) cả, thì tôi sẽ viết về dòng khe đó mà tôi đã từng đến Phú Sung mà hớt cá “lòng tong” bảy mầu rất đẹp.
Con đường hương lộ đưa ta ra khỏi Thị Xã Phan Thiết. Con đường thứ hai. Nếu ta khởi hành từ nhà Bà Mộng Cầm và chỉ đi thẳng, vượt qua cầu (mới) do Mỹ kiến trúc, cũng trên sông Cà Ti, nó sẽ dẫn ta đến hương lộ đưa ra khỏi thị Xã Phan Thiết. Con đường này, sau này chỉ có Bà Mộng Cầm biết, còn Hàn Mạc Tử thì không thể biết. Hai con đường đó nhập một tại địa điểm này. Chúng ta phải đi qua một lối rẽ để vào một nơi rất nên thơ, rất văn học khác: nơi “trụ trì” của Linh Mục Thi Sĩ Xuân Ly Băng, nơi được đặt một mỹ hiệu: Hồ Vĩnh Thủy. Tôi cũng đã tán thán bằng một bài ca thần bí:
Chiều Vàng Vĩnh Thủy
Chiều êm êm dần xuống, dần xuống không gian phai màu
Làn thu đến trong hơi, hồ nước lăn tăn.
Rặng thông đứng bên hồ nưóc
Rung cành lá nghe chiều rơi.
Thấp thoáng tiếng cười
Trong khóm hoa hồng.
Chiều thu đứng im hơi,
Mặt nước trong veo.
Người lữ khách vung nhẹ phím tơ đồng thánh thiện thời gian.
(…chợt lắng nghe có tiếng chuông….)
Hoàng hôn thu chợt tím đồi cát, tím khắp nương đồng.
Bầy vịt nước lao xao xà xuống truông ao.
Ngàn ếch nhái, côn trùng đã
bắt đầu khúc nhạc vào đêm.
Ánh nến, ánh đèn
Le lói yên hàn.
Hồi chuông bổng ngân vang
Giờ phút linh thiêng.
Ngưòi lữ khách vung ngàn phím vô cùng ngút trong hoàng hôn.
(có tiếng chuông nghe rõ hơn…)
Thời Hàn Mạc Tử đến Phan Thiết, thì chưa có Hồ Vĩnh Thủy, vì lúc đó đang còn là dòng sông chảy ngang đó và Thi Sĩ Xuân Ly Băng cũng chưa di trú đến đó. “Thương Hải biến như Tang Điền” là thế. Địa danh Vĩnh Thủy này cũng giống như Phá Tam Giang kia. Đất lở, cát bồi. Và cát biển đã phủ lấp giòng sông Vĩnh Thủy (?) này, chỉ còn lại một Hồ Vĩnh Thủy, rồi qua một đồi cát thấp là cái truông ao cũng thơ mộng không kém. Kể như chúng ta không vào đây, chúng ta vẫn tiếp tục đi để qua cây cầu “Cầu Ké” được bắc qua “kinh nước đen”, con sông này, nước lại rất đen ở đoạn cầu này mà thôi, chứ thực sự nó rất quan trọng, vì nó là một nguồn kinh tế của thị xã, nó lại cung cấp ra một chất rất trắng ở phía đầu nguồn. Tôi cũng chưa hề nghe biết đến tên của con sông này, tôi tạm thời gọi tên nó là Sông Vạn Thiện, vì nó chảy ngang qua khu vực Chùa Vạn Thiện và sản xuất ra chất muối trắng đó tại đây để dân địa phương có thể muối cá mà làm nước mắm. Chùa Vạn Thiện cũng là một thắng cảnh của Tỉnh. Chùa được xây dựng trên một khoảng đất có cây cối, tuy không nhiều, nhưng một khi chúng ta vào kiểng Chùa này, lập tức chúng ta cảm thấy y như chúng ta đang ở trong rừng nhiều cây. Cảnh trí quang đãng mà lại thâm u. Cảnh chùa không hề có chim chóc, nhưng ta cũng cảm thấy một bầy chim hạc đâu đây và Rồng Phụng cũng đang ẩn hiện. Hằng năm Chùa tổ chức Cơm Chay rất thu hút khách vãng lai. Khi qua khỏi Cầu Ké, chúng ta đi trên một con đường với thế đất bằng phẳng kỳ lạ, một bên đầm lầy, một bên ruộng lúa. Khu ruộng này kéo dài đến từ Phú Long cách đó vài cây số đường chim bay về phía Bắc, dọc theo con sông Phú Hài mà chỗ phát nguyên có thể vào bên trong Ma Lâm, Thiện Giáo. Chỗ này cũng là chỗ mà con Sông Vạn Thiện (mang nước mặn để làm muối) và con sông Phú Hài (mang nước ngọt để tưới ruộng vườn) và một con sông khác, mà Hồ Vĩnh Thủy là dấu tích và một đầm lầy là nơi có bầy le le sinh hoạt, con sông này đã cạn (cát lấp) và một khu vực trù phú mọc lên trên bãi cát này, nên người ta gọi đó là Xóm Đầm, nay là Thanh Hải, giao nhau.
Vượt qua cây cầu Phú Hài là ta trèo lên dốc đá mà theo chân đôi tình nhân. Trên đỉnh dốc, là đám đất bằng, rộng khoảng hai mẫu, chỉ có một ngọn Tháp Chàm cô độc. Đây mới chính là Bình Thuận Đệ Nhất Thắng Cảnh: Nhìn về phía Tây, Tỉnh Lỵ y như nằm trên một khúc lưng Rồng vậy. Con Sông Mương Mán là thân Rồng, cửa sông là hàm Rồng, và Toà Tỉnh Trưởng nằm lọt trong đầu Rồng vậy. Tầm mắt có thể nhìn thấy toàn Tỉnh, mặc dầu cái dốc này không cao lắm. Ma Lâm, Thiện Giáo, Hàm Thuận, Phú Hội, Mương Mán, Phú Long, Gò Bồi, Phú Sung, Thuận Nghĩa, Bình Tú, Mũi Đá Ông Địa, Rạng, Mũi Né…đều hiện rõ như tranh vẽ. Nếu nhìn về cửa sông Phú Hài, ta hẳn hài lòng mà cho rằng: đây là đệ nhất thắng cảnh, và sông Phú Hài và Vạn Thiện là hai khúc thân Rồng, cửa sông Phú Hài là Hàm Rồng, ngọn Tháp trên đỉnh đồi lại lọt vào đầu Rồng vậy. Cuộc đất của Phan Thiết là địa thế “Song Long Nhập Hải” rất độc đáo. Bên cạnh Con Rồng Phú Hài là Mũi Đá “Ông Địa”, một hòn đá tự nhiên có hình Ông Địa ngồi cạnh mé biển, như đang cầm miếng “mồi” là Hòn Phú Quý” hay Đảo “Hòn” là nơi phát danh của Nữ Sĩ Mộng Cầm, để Con Rồng Mương Mán bơi ra giỡn sóng. Bức tranh này tuyệt đẹp, nên được gọi là “Song Long Đoạt Châu” hay còn có thể là “Song Long Giao Cầu”, “Song Long Hí Cầu”. Tà Dôn, Tà Bao, Tà Cú là ba ngọn núi thiêng cho mọi tôn giáo tại Miền Nam. Tà Bao dành cho Công Giáo, Tà Cú dành cho Phật Giáo, còn Tà Dôn là cho Việt Cộng, là mật khu Lê Hồng Phong cũ, với “Ngã Ba Cây Táo, Bàu Sen, Bàu Láng, Bàu Trắng” nổi tiếng về bắt cóc người dân lành phải di chuyển ngang đó (nếu Việt Cộng mà to gan đặt một trạm gác trên đỉnh núi Tà Dôn, thì mọi động tịnh của Phan Thiết đều nằm trong tầm mắt của họ thôi, nhưng họ đã không thể làm được như thế, vì từ Phú Long hay Mũi Né, chúng ta cũng thấy đỉnh núi này như trong bàn tay, hơn nữa lại có một tay thợ chuyên “săn Việt Cộng” là Trung Sĩ Cảnh – tôi gọi tên hắn như thế - nên Việt Cộng cũng không tự tung tự tác được.) Nếu không có đồi cát cao hơn nằm bên cạnh khoảnh đất Tháp Chàm làm che khuất tầm mắt về phía Bắc, thì Sông Mao, Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Rí, Vĩnh Hảo… đều trong tầm mắt cả. Bình Thuận quả cũng là một khoảnh đất đầy Địa Linh Nhân Kiệt vây. Cái Tháp Chàm này mới chính là giai thoại cơn bệnh của Hàn Mạc Tử, chứ không phải ở cái “Lầu Ông Hoàng” bên dưới thung lũng kia. Nếu Ông Hoàng Pháp xây Lầu đó để ngắm cảnh Phan Thiết, thì tôi e rằng là sai, vì, nếu ngắm cảnh từ Lầu, người ta chẳng thấy gì về Phan Thiết cả, vì nó được xây bên triền dốc ngay dưới chân của Tháp Chàm này và mặt tiền lại xoay về hướng biển mặn nên chỉ thấy mặt phía Đông là có mặt trời và đại dương mà thôi. Bên dưới chân đồi này là một làng xã sống rất thanh bình: Việt Cộng đến rồi đi cũng được và Quốc Gia đi rồi đến cũng xong. Chẳng ai đụng chạm gì đến ai. Thế nhưng, từ Lầu Ông Hoàng đó, người ta cũng ngắm nhìn được phong cảnh của cửa sông Phú Hài rất đẹp. Muốn ngắm cảnh mà tôi vừa tả phải là ở cái điểm mà người ta đã xây dựng ngọn Tháp Chàm này. Ngọn Tháp y như “Nhất Phu Trấn Ải” của dân Chàm đã mất cái thế Thiên Thời đối với Việt Nam, cũng y như ngọn “Nhất Phu Trấn Ải” của người Việt này lại mất Thiên Thời với người Pháp vậy. Đó là lịch sử cho dù là lịch sử của thiên nhiên hay của nhân sinh, tại đây chúng tôi thấy có chỗ giống nhau vậy. Chúng ta đã hẳn có nhiều lần phải quẹt mi vì Bi Sử??? Bi Sử hẳn nhiên cũng chỉ về Tình Sử: Chuyện Tình Hàn Mạc Tử. Ai mua trăng, tôi bán trăng cho? Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ. Ai mua trăng tôi bán trăng cho? Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.
Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà, nhớ câu chuyện xưa. Lầu Ông Hoàng ( **Đền Tháp Chàm) đó, thuở nao, chân Hàn Mạc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng, Tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương. Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người, Tìm về giữa đêm buồn. Đường lên dốc đá, lối xưa hai người đã một lần đến. Tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân. Tiếc thay cho thân trai một quãng đời chưa qua hết Tiếc thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan. Hồn ngất ngư điên cuồng, cho trời đất cũng tang thương, Mà khổ đau niềm riêng. Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ dấu thân nơi nhà hoang. Mộng Cầm hỡi, thôi đừng thương tiếc tủi cho nhau mà thôi. Tình đà lỡ, xin một câu hứa kiếp sau ta trọn đôi. (**Tình đã lỡ, nên một câu nói kiếp nay không thành đôi) Còn gì nữa, thân tàn xin để một mình mình đơn côi. Tìm vào cô đơn, đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến. Người xưa nào biết chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa. Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe Trăng vỡ. Xót thương thân bơ vơ cho đến một buổi chiều kia. Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao. Mạc Tử nay còn đâu. Trăng ngà ngọc trăng ân tình chưa phỉ. Ta nhìn trăng bao xiết ngậm ngùi trăng.
(Xin lỗi tác giả Trần Thiện Thanh vì đã phải ghi thêm phụ đính riêng của mình cho hợp ý với Thi Sĩ Hàn Mặc Tử. Chúng ta đã biết khi thăm Lầu Ông Hoàng, cặp tình nhân đã gặp trời mưa, nên lại phải chạy vào một trong hai cái Đền Tháp Chàm trên đỉnh dốc và đã cho là cơn bịnh bắt đầu từ nơi ấy. Hơn nữa Hàn là người Công Giáo, nên niềm tin của ông không đặt trong sự luân hồi, mà chỉ có một kiếp ông đang sống mà thôi, không thể hẹn hò Mộng Cầm qua kiếp thứ hai đâu. Nếu Hàn đã hẹn hò với Mộng Cầm rồi, thì Mộng Cầm còn kết duyên với ông Địch làm gì nữa. Nếu có thế thật là phi lý cho các kẻ yêu nhau. Gần gũi bên nhau mà y như có kẻ thứ ba hiện hữu ở giữa. Cứ như ông Trần Thiện Thanh thì chẳng cần phải hẹn hò làm chi, đụng đâu là có con đấy cho yên trí Hiện nay ông Trần Thiện Thanh cũng đã thấy rõ được niềm tin này rồi, ông không dám hẹn cùng ai đến kiếp sau nữa. Gia đình ông cũng như vợ con ông cũng không thể để ông đi đầu thai tại một nơi nào nữa cả. Ông Trần thiện Thanh cũng đã đồng ý với tôi về chuyện niềm tin này rồi. Phải không Nhật Trường?)
Tịnh Đức Nguyễn Thế Thuận New Orleans 01/05
(tặng người bạn gái đồng song Trường Phan Bội Châu, Phan Thiết cũng có tên là Mộng Cầm - cũng như đến với Mai Nương, Minh Tâm, Nghĩa, Thước là những người mà tôi ghi trong Tâm – không phải trong Tim – mà là trong Tâm.)
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò. Đường lên dốc đá…..
Quả thật, bài ca rất tuyệt. Tuyệt đến độ làm sóng gió cho một gia đình mà mãi lâu về sau, tôi mới biết gia đình ấy là ai? Tại sao đám trẻ con lại cứ hát mãi bài ca của Trần Thiện Thanh ấy từ trước sân nhà tôi cho đến căn nhà “cuối đường.” Tôi gọi là cuối đường để cho nó có chút văn thơ, chứ thực ra đó là căn nhà khoảng giữa con đường Trần Hưng Đạo, nếu tính từ ngã ba, nơi có ngôi Nhà Thờ và văn phòng Hội Đồng Thị Xã Phan Thiết đến một ngã tư phía cuối, nơi có rạp hát Hồng Lợi và căn nhà của Bác Sĩ Ung Văn Vi và Trường Nam Tiểu Học; chỉ vì căn nhà của gia đình đó kế tiếp là bãi đất trống, nên tôi cứ yên chí là cuối đường, và tôi luôn kể đó là căn nhà cuối đường, rồi mới đến hãng nước đá Trung Nam. Căn nhà đó, nhìn rất khang trang, có vòng tường xi măng, sơn trắng, đúc theo kiểu kỹ hà vuông góc, bên trong sân được trồng cây cối xanh tươi mà tôi nhớ ra đó là hàng Tường Vi, có tam cấp bước lên nền nhà. Trong đó có cặp vợ chồng già, ông chồng không cao lắm và có làn da ngăm ngăm, nhưng bà vợ thì người “trắng như hột gà bóc,” mặt mũi xinh tươi, tuy không phải xinh tươi của thời con gái. Không một ai thấy có tiếng con nít bên trong, chừng như hai ông bà không có con. Sau này, tôi mới biết Ông tên là Địch và tên Bà thì tôi chỉ đoán mà thôi. Số là có mấy người bạn - đàn anh thì đúng hơn - sau khi ra trường Dược Khoa, cũng phải động viên, nên phải vào thụ huấn trong Quân Trường Thủ Đức, rồi ra làm việc tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch trên “Căng” còn gọi là Bình Tú là một cao nguyên đất đai rất phì nhiêu mà thuở còn đi học Chính Tâm, rồi qua Phan Bội Châu, tôi thường đi với bạn bè vào khu làng Bình Tú mà ăn dưa hấu và măng cầu. Các bạn tôi cũng có khi ra vào căn nhà ấy nữa. Thì ra họ đến trao đổi nghề nghiệp với chủ nhà là Ông Địch. Ông làm nghề phân chất nước mắm cho các “thùng lều” ở Phan Thiết, cũng như các anh bạn tôi cũng làm nghề tay trái là phân chất nước mắn. Họ cũng không nói cho ai nghe về bà chủ nhà cả. Thế mà bọn trẻ chúng nó biết, vì biết, chúng nó mới hát cái bài ca “Hàn Mạc Tử” của Trần Thiện Thanh: Bà ta là Nữ Sĩ Mộng Cầm, người tình cũ của Hàn Mạc Tử vậy. Tại sao chúng nó biết thì đó là điều chỉ chúng nó biết tại sao mà thôi. Có ai hỏi thì chúng cũng chỉ trả lời cái điều chúng nó không biết là sao. Chúng nó chỉ biết đó là bà Mộng Cầm, người tình của Hàn Mạc Tử mà chúng nó cũng chẳng biết Hàn Mạc Tử là ai nốt. Chúng nó cứ tụ tập lại và hát chung với nhau mà chỉ hát quanh quẩn có một câu rồi lập đi lập lại “miếc goài hà” (giọng Phan Thiết đó.) Mộng Cầm hỡi, thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi. Ử…Ử…Ử… Tôi thì nhìn cảnh sinh tình: “Hảy, ông Trần Thiện Thanh ơi, ông giết người ta rồi… Chúng nó hát từ đầu trên xuống đầu dưới, rồi lân la lại trước nhà Bà Mộng Cầm mà hát nữa. Có chết cho người ta không chứ? Ai mà cầm lòng được chứ? Thế là một người đàn bà, da trắng như đường cát, vác cái chổi lông gà ra…đuổi bọn con nít làm phiền và gây ồn ào, mặc dầu ồn ào một cách rất dễ thương. Thế là “Bà” rượt “cháu” và “cháu” thì chọc “Bà.” “Cháu” chọc “Bà” thì “Bà” lại vác chổi rượt “Cháu.” “Bà thì thỉnh thoảng lai lông lôn lên và lẩm bẩm tiếng gì không biết, bọn “cháu” được thể càng chọc già, vừa chạy vừa tuôn ra những tràng cười không ngớt: “Chại, chại, bai. Bả dác chổi lông gà ra đó.” Có thằng lại còn hát vói theo; “Mộng Cầm hỡi …” Một trong những thằng bé trong đám đồng ca nhì nhằng đó là ca sĩ Tuấn Vũ bây giờ đó. “Bà Cháu” gây sự với nhau từ ngày này qua ngày nọ, tháng nọ sang tháng kia, năm này qua năm khác, y như trận đấu bất phân thắng bại. Lòng tôi cũng cảm thấy bất nhẫn, nhưng có thể đó là luật gì đó trong khoảng trời đất mịt mù, chỉ cần giơ bàn tay ra là đã không thấy gì phía bên kia. Sau khi xong Trung học ở Phan Bội Châu, năm 1968, tôi vào SàiGòn, nhập Khoa Học, rồi đến cuối năm 1969, tôi gia nhập Hải Quân, nhưng rồi lại xung vào toán lên huấn luyện tại Quân Trường Thủ Đức trước. Thời gian này, thì đương nhiên là tôi không nghe gì đến vụ “Bà rượt Cháu vì Cháu chọc Bà” hay “Cháu chọc Bà nên Bà rượt Cháu” nữa. Tôi cũng đoán là lũ Cháu Yêu (tinh) kia cũng đã lớn và hát cũng mỏi mồm rồi, chứ được ích gì đâu, thì cũng phải thôi. Còn Bà thì tuy các Cháu Yêu (tinh) kia dợt cho bộ giò và cánh tay phải chắc chắn vì phải chạy đua với chúng nó, thì cũng phải mỏi đi, nên cũng thôi, chứ cái chổi lông gà là dùng cho quét bụi chứ đâu phải là cái roi, mà đánh cũng hụt, chẳng trúng đứa nào cả cho đã giận, thì cũng phải đem vào dùng làm quét bụi lại cho trúng công việc. Quả thiệt, khi tôi về tùng sự tại Duyên Đoàn 28 Hải Quân ở Thương Chánh, Phan Thiết, chúng tôi không còn thấy đám đồng ca con nít ấy nữa. Về sau này, chúng tôi cũng nghe một đặc danh “Bà Chúa Đảo Hòn” là biệt danh người dân Bình Thuận đã gán cho Bà Mộng Cầm, nhưng sự thực ra sao thì ít ai có thể biết rõ; cũng có thể do việc gia đình Bà làm nghề phân chất nước mắm, mà các thùng lều ở Hòn lại nhờ đến chồng Bà, nên danh tiếng Nữ Sĩ Mộng Cầm đã hiển nhiên trở thành “Bà Chúa Đảo Hòn?” Chúng tôi cũng có nghe qua một tác phẩm có nhan đề là “Bà Chúa Đảo Hòn” nhưng chắc không phải là một giai thoại viết về Bà Mộng Cầm của tác giả nào đó. Thế nhưng, máu văn chương thơ thẩn lại trào lên thương cảm cho người thi sĩ đa tình đến thế là cùng, làm tôi cũng “ướt mi” cho cuộc tình si nhuốm màu muôn thuở ấy. Nữ Sĩ Mộng Cầm quả có cái nhan sắc của nhi nữ, nên có qua một đoạn nhân duyên với người thi sĩ tang thương kia cũng chẳng phải là uổng. Tôi e rằng có vài người viết về Bà mà có khi lại không biết Bà như thế nào. Trai Tài Gái Sắc gặp nhau thì sớm muộn cũng thường hay phát sinh biến cố. Bây giờ Bà Mộng Cầm ở đâu, ông bà có thoát khỏi cuộc phong trần năn 1975 hay không? Nếu Bà có hiện diện đâu đây, thì “Cháu” cũng thay mặt các “Cháu Yêu (tinh)” ngày xưa để hát lên bài ca của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh như những năm xa xưa kia. Ông Trần Thiện Thanh viết bài này không hợp với khung cảnh ở Phan Thiết, nhưng nơi đây, ở New Orleans, có bóng liễu vi vu, xanh mượt và tha thướt và có ánh trăng cũng rất sáng. Nếu ông Hàn Mạc Tử mà có sống ở đây, thì không biết cái “Trăng kia” có còn là cái “trăng này” của ông ấy nữa không? Mỗi lần tôi đi qua bóng liễu rũ bên đường dưới bóng trăng, tôi lại nhớ đến Hàn Mạc Tử và cầu nguyện cho Ông. Tức cảnh sinh tình cũng chẳng có gì lấy làm lạ. Trên con đường từ Phan Thiết ra Mũi Né, tôi đã thấy gì? Thời xưa, trên con đường Nam Tiến, tiền nhân ta đã ung dung bước ngang qua Phan Thiết để tiến nữa, và như thế lịch sử của Tỉnh nhà đã có khoảng 300 năm. Phan Thiết và Phú Hài đã trở thành các thị trấn quan trọng về chính trị lẫn kinh tế trong cuộc Nam Tiến đó. Người Pháp cũng đã thấy điểm đặc biệt này, nên đã xây một tòa lâu đài tại Phú Hài, mà ta quen gọi là “Lầu Ông Hoàng”. Ở đây, họ có thể quan sát được một vùng trời biển. Sẽ còn có ít kẻ còn hiểu lầm về chữ “Nam Tiến” kia. “Nam Tiến” của tiền nhân ta chắc chắn không phải do sự bành trướng thế lực hay bờ cõi của Triều Đình, nhưng chính là vì nhu cầu sống còn của dân tộc vậy. Chúng ta phải đi tìm đất sống. Chúng ta chỉ khai khẩn các đất đai mà thổ dân đã bỏ đi. Người Chàm diệt chúng ta không được, thì chính họ bị diệt vong. Con cháu họ vẫn sống trong vòng thân mật của chúng ta đến ngày nay. Người Man bỏ đi vì đồng chua, nước mặn, và chúng ta đã khống chế được nhiều điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nên sau nhiều đời đã thuộc về chúng ta mà thôi. Chúng ta Nam Tiến rất trầm lặng, đã không gây nên một xáo trộn nào về chính trị hoặc kinh tế, mà chỉ làm những môi trường này thịnh vượng lên thôi. Đó là lý do Mạc Cửu ở Hà Tiên phải thần phục Chúa Nguyễn, chỉ vì sự sống còn của đám Minh Hương là bằng chứng hùng hồn, mà chúng ta có bờ cõi đến phần đất này. Có hai lối đi ra Lầu Ông Hoàng từ nhà Bà Mộng Cầm. Chúng ta đi đến “cuối đường,” tức đến ngã tư có rạp hát Hồng Lợi (Hồng Kim), Trường Nam Tiểu Học, và tư gia Bác Sĩ Ung Văn Vy, ta quẹo trái để đi đến Chợ Phan Thiết, nằm ngay trên trục chính là đường Gia Long. Đi hết con đường Gia Long này (khoảng một dặm) sầm uất này, đường được chia ra làm hai đường khác và mang tên hai vị phụ tá của Nhà Vua là Hữu Quân Nguyễn Văn Thành và Tả Quân Lê Văn Duyệt; ở giữa là một công viên đẹp, trồng rặt một loại cây Hoa Đại (Bông Sứ Cùi) cho đến chân cầu (cũ.) Ngày Tết, Công Viên này là một địa điểm rất đẹp, mà tôi cứ gọi là chợ Hoa, vì Hoa Mai, Hoa Đào, Hoa Cúc, Hoa Sen… đều được mang đến đây để chào hàng. Từ đường Gia Long đến chân cầu là một con dốc, như thế cả hai đường Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành đều nằn trên dốc ấy. Dốc ấy là để xây cầu, vì phía bên kia sông cũng là con dốc cao như thế (hồi mới di cư vào Nam, thời Ông Tỉnh Trưởng Thái Quang Hoàng và Ông Lưu Bá Châm) tôi thường thấy các Chú Lính trượt “Patin” trên dốc cầu này.) Khi qua bên kia cầu, nếu đổ dốc về phía trái, là đi đến trường Nữ Tiểu Học; nếu đổ dốc về phía phải, đường dẫn ta đến Trường Trung Học Chính Tâm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, sau khi đi ngang qua Công Viên đôc đáo của Phan Thiết: Chateau d’eau, rồi đến Tòa Tỉnh Trưởng. Nó cũng dẫn ta đến bãi biển Thương Chánh, là nơi trú đóng của Duyên Đoàn 28 Hải Quân. Con đường này được kiến thiết dọc bờ sông rất nên thơ và mát mẻ. Còn nếu đổ dốc theo đường thẳng xuống, thì đó là con đường đưa ta đi đến danh lam thắng cảnh “Lầu Ông Hoàng.” Tôi có nói đến một con sông. Con sông nào vậy? Đó là con sông Mương Mán, cũng có tên là Mường Mán, vì nó phát nguyên tại đây. Cuộc đất cuối Tỉnh này là nơi cư trú của nhóm di dân thuộc Thọ Ninh, Nghệ An. Các cô gái ở đây rất đẹp. Tôi kể ra như thế, thì tôi cũng phải có chút gì nên thơ tại đây chứ. Số là tôi có “thương” một cô gái xứ Thọ Ninh này, cô ta cũng tên Thuận như tôi và đương nhiên là phải đẹp rồi. Mấy tên bạn liền cải lương hóa cuộc tình “nên thơ” của tôi. Chúng nó ca rằng:
Khoan khoan…, ngồi đó chớ ra,
Nàng là Thuận “gái”, ta là Thuận “trai”
Chúng nó dùng Lục Vân Tiên để “mạ lỵ” cuộc tình tôi như thế đó. Nhưng Tình Yêu như là có chân, nên Nó cũng di chuyển. Một thời gian sau Nó di chuyển tôi sang cô gái khác tên là Tình, đương nhiên cô này lại đẹp hơn cô kia rồi. Nhưng tụi bạn ma quái lại chế diễu tôi không bằng thơ nữa mà lại bằng câu thóa mạ tận mặt: “Mày chỉ là thứ Bạc Mầu, Bạc Tình, Bạc Nghĩa. Mày là con cháu ông thợ Bạc.” Chúng nó nói oan cho tôi. Ông Nội tôi là Bác Phó Nhòm, nên không thể là họ Bạc được, nếu có bạc thì tốt, chứ không thể là họ Bạc. Tuy vậy chứ tôi cũng vuốt mũi để tính sổ đời: tôi quả có thêm các cô gái khác nữa cũng đi vào trong trái tim tôi, là các cô Tình, Cô Nghĩa, Cô Mầu. Và tôi thề hứa xin…chừa. Và quả thật Tình Yêu nó có chân. Rồi thì các thứ Hoa, Mai, Lan, Cúc, Trúc…, đủ cả, cho đến khi gặp được Quế:
Làm thân Cây Quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.
Tôi là thằng Mán, thằng Mường đó. Ôi Mường Mán. Ôi, Định Mệnh. Tôi phải trải qua đất Mường Mán mới thấy được Quế. Ai biết tôi là thằng Mường, thằng Mán? Ai biết Quế là châu báu đời tôi?
Quãng đời tôi với Quế yêu nhau cũng rất nên thơ, nên tôi xin tả ra đây bằng một bài tình ca rất …tuyệc bvời, chỉ vì là lính và có dịp đi xa, nên bắt đầu bằng chữ Đi Xa:
Đi xa buồn nhớ quê xưa
Quê tôi xanh ngát bóng dừa.
Ruộng đồng xinh tươi bao la.
Đàn cò bay khắp phương xa.
Quê tôi Phan Thiết là tên.
Con Sông Mương Mán êm đềm.
Như giòng nước mắm chảy mãi.
Cảnh đẹp nên thơ Phú Hài.
Ngoài xa khơi
Còn một cõi tiên bồng.
Người người vui năm
Tháng mặn nồng.
Hứng gió trùng dương.
Tuy Phong, Phan Rí nên thơ.
Đồi cát nằm mơ.
Ai đi về phía quê tôi.
Xin cho tôi nhắn đôi lời.
Về thăm Ba Má phong sương.
Và người em gái nhớ thương.
Đoạn sông, kể từ lò gốm (cây số 3) chảy qua Tỉnh để ra biển, thì được gọi là con sông Cà Ti. Tôi thích gọi tên sông Cà Ti này khi nói chuyên với đồng hương Phan Thiết và cho người đồng hương Phan Thiết mà thôi. Sông không rộng, không sâu, không uốn khúc lắm và nước không đục ngầu khi mưa lũ. Nó là một trong những con sông bình hòa, như tên Tỉnh Bình Thuận. Tuy vậy cũng đã có nhiều trận đánh quyết định tại Tỉnh này, kể từ xưa đến nay. Căn nhà của Bác Sĩ Ung Văn Vy cũng là một bãi chiến trường đẫm máu giữa Pháp và Việt Minh, ngay cả bãi biển Lạc Đạo phía sau Nhà Thờ Chánh Tòa Phan Thiết nữa, vì nơi đây có một Tòa Nhà lớn của Tây, có lẽ là một cơ sở hành chánh cũ của Pháp. Rất tiếc Hàn Mạc Tử không nói gì đến một khe suối nước về phía Thuận Nghĩa (định mệnh gì đó chăng, khi tôi có cô bạn tên Nghĩa, để rồi chúng nó cho tôi là Bạc Nghĩa?) cả, thì tôi sẽ viết về dòng khe đó mà tôi đã từng đến Phú Sung mà hớt cá “lòng tong” bảy mầu rất đẹp.
Con đường hương lộ đưa ta ra khỏi Thị Xã Phan Thiết. Con đường thứ hai. Nếu ta khởi hành từ nhà Bà Mộng Cầm và chỉ đi thẳng, vượt qua cầu (mới) do Mỹ kiến trúc, cũng trên sông Cà Ti, nó sẽ dẫn ta đến hương lộ đưa ra khỏi thị Xã Phan Thiết. Con đường này, sau này chỉ có Bà Mộng Cầm biết, còn Hàn Mạc Tử thì không thể biết. Hai con đường đó nhập một tại địa điểm này. Chúng ta phải đi qua một lối rẽ để vào một nơi rất nên thơ, rất văn học khác: nơi “trụ trì” của Linh Mục Thi Sĩ Xuân Ly Băng, nơi được đặt một mỹ hiệu: Hồ Vĩnh Thủy. Tôi cũng đã tán thán bằng một bài ca thần bí:
Chiều Vàng Vĩnh Thủy
Chiều êm êm dần xuống, dần xuống không gian phai màu
Làn thu đến trong hơi, hồ nước lăn tăn.
Rặng thông đứng bên hồ nưóc
Rung cành lá nghe chiều rơi.
Thấp thoáng tiếng cười
Trong khóm hoa hồng.
Chiều thu đứng im hơi,
Mặt nước trong veo.
Người lữ khách vung nhẹ phím tơ đồng thánh thiện thời gian.
(…chợt lắng nghe có tiếng chuông….)
Hoàng hôn thu chợt tím đồi cát, tím khắp nương đồng.
Bầy vịt nước lao xao xà xuống truông ao.
Ngàn ếch nhái, côn trùng đã
bắt đầu khúc nhạc vào đêm.
Ánh nến, ánh đèn
Le lói yên hàn.
Hồi chuông bổng ngân vang
Giờ phút linh thiêng.
Ngưòi lữ khách vung ngàn phím vô cùng ngút trong hoàng hôn.
(có tiếng chuông nghe rõ hơn…)
Thời Hàn Mạc Tử đến Phan Thiết, thì chưa có Hồ Vĩnh Thủy, vì lúc đó đang còn là dòng sông chảy ngang đó và Thi Sĩ Xuân Ly Băng cũng chưa di trú đến đó. “Thương Hải biến như Tang Điền” là thế. Địa danh Vĩnh Thủy này cũng giống như Phá Tam Giang kia. Đất lở, cát bồi. Và cát biển đã phủ lấp giòng sông Vĩnh Thủy (?) này, chỉ còn lại một Hồ Vĩnh Thủy, rồi qua một đồi cát thấp là cái truông ao cũng thơ mộng không kém. Kể như chúng ta không vào đây, chúng ta vẫn tiếp tục đi để qua cây cầu “Cầu Ké” được bắc qua “kinh nước đen”, con sông này, nước lại rất đen ở đoạn cầu này mà thôi, chứ thực sự nó rất quan trọng, vì nó là một nguồn kinh tế của thị xã, nó lại cung cấp ra một chất rất trắng ở phía đầu nguồn. Tôi cũng chưa hề nghe biết đến tên của con sông này, tôi tạm thời gọi tên nó là Sông Vạn Thiện, vì nó chảy ngang qua khu vực Chùa Vạn Thiện và sản xuất ra chất muối trắng đó tại đây để dân địa phương có thể muối cá mà làm nước mắm. Chùa Vạn Thiện cũng là một thắng cảnh của Tỉnh. Chùa được xây dựng trên một khoảng đất có cây cối, tuy không nhiều, nhưng một khi chúng ta vào kiểng Chùa này, lập tức chúng ta cảm thấy y như chúng ta đang ở trong rừng nhiều cây. Cảnh trí quang đãng mà lại thâm u. Cảnh chùa không hề có chim chóc, nhưng ta cũng cảm thấy một bầy chim hạc đâu đây và Rồng Phụng cũng đang ẩn hiện. Hằng năm Chùa tổ chức Cơm Chay rất thu hút khách vãng lai. Khi qua khỏi Cầu Ké, chúng ta đi trên một con đường với thế đất bằng phẳng kỳ lạ, một bên đầm lầy, một bên ruộng lúa. Khu ruộng này kéo dài đến từ Phú Long cách đó vài cây số đường chim bay về phía Bắc, dọc theo con sông Phú Hài mà chỗ phát nguyên có thể vào bên trong Ma Lâm, Thiện Giáo. Chỗ này cũng là chỗ mà con Sông Vạn Thiện (mang nước mặn để làm muối) và con sông Phú Hài (mang nước ngọt để tưới ruộng vườn) và một con sông khác, mà Hồ Vĩnh Thủy là dấu tích và một đầm lầy là nơi có bầy le le sinh hoạt, con sông này đã cạn (cát lấp) và một khu vực trù phú mọc lên trên bãi cát này, nên người ta gọi đó là Xóm Đầm, nay là Thanh Hải, giao nhau.
Vượt qua cây cầu Phú Hài là ta trèo lên dốc đá mà theo chân đôi tình nhân. Trên đỉnh dốc, là đám đất bằng, rộng khoảng hai mẫu, chỉ có một ngọn Tháp Chàm cô độc. Đây mới chính là Bình Thuận Đệ Nhất Thắng Cảnh: Nhìn về phía Tây, Tỉnh Lỵ y như nằm trên một khúc lưng Rồng vậy. Con Sông Mương Mán là thân Rồng, cửa sông là hàm Rồng, và Toà Tỉnh Trưởng nằm lọt trong đầu Rồng vậy. Tầm mắt có thể nhìn thấy toàn Tỉnh, mặc dầu cái dốc này không cao lắm. Ma Lâm, Thiện Giáo, Hàm Thuận, Phú Hội, Mương Mán, Phú Long, Gò Bồi, Phú Sung, Thuận Nghĩa, Bình Tú, Mũi Đá Ông Địa, Rạng, Mũi Né…đều hiện rõ như tranh vẽ. Nếu nhìn về cửa sông Phú Hài, ta hẳn hài lòng mà cho rằng: đây là đệ nhất thắng cảnh, và sông Phú Hài và Vạn Thiện là hai khúc thân Rồng, cửa sông Phú Hài là Hàm Rồng, ngọn Tháp trên đỉnh đồi lại lọt vào đầu Rồng vậy. Cuộc đất của Phan Thiết là địa thế “Song Long Nhập Hải” rất độc đáo. Bên cạnh Con Rồng Phú Hài là Mũi Đá “Ông Địa”, một hòn đá tự nhiên có hình Ông Địa ngồi cạnh mé biển, như đang cầm miếng “mồi” là Hòn Phú Quý” hay Đảo “Hòn” là nơi phát danh của Nữ Sĩ Mộng Cầm, để Con Rồng Mương Mán bơi ra giỡn sóng. Bức tranh này tuyệt đẹp, nên được gọi là “Song Long Đoạt Châu” hay còn có thể là “Song Long Giao Cầu”, “Song Long Hí Cầu”. Tà Dôn, Tà Bao, Tà Cú là ba ngọn núi thiêng cho mọi tôn giáo tại Miền Nam. Tà Bao dành cho Công Giáo, Tà Cú dành cho Phật Giáo, còn Tà Dôn là cho Việt Cộng, là mật khu Lê Hồng Phong cũ, với “Ngã Ba Cây Táo, Bàu Sen, Bàu Láng, Bàu Trắng” nổi tiếng về bắt cóc người dân lành phải di chuyển ngang đó (nếu Việt Cộng mà to gan đặt một trạm gác trên đỉnh núi Tà Dôn, thì mọi động tịnh của Phan Thiết đều nằm trong tầm mắt của họ thôi, nhưng họ đã không thể làm được như thế, vì từ Phú Long hay Mũi Né, chúng ta cũng thấy đỉnh núi này như trong bàn tay, hơn nữa lại có một tay thợ chuyên “săn Việt Cộng” là Trung Sĩ Cảnh – tôi gọi tên hắn như thế - nên Việt Cộng cũng không tự tung tự tác được.) Nếu không có đồi cát cao hơn nằm bên cạnh khoảnh đất Tháp Chàm làm che khuất tầm mắt về phía Bắc, thì Sông Mao, Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Rí, Vĩnh Hảo… đều trong tầm mắt cả. Bình Thuận quả cũng là một khoảnh đất đầy Địa Linh Nhân Kiệt vây. Cái Tháp Chàm này mới chính là giai thoại cơn bệnh của Hàn Mạc Tử, chứ không phải ở cái “Lầu Ông Hoàng” bên dưới thung lũng kia. Nếu Ông Hoàng Pháp xây Lầu đó để ngắm cảnh Phan Thiết, thì tôi e rằng là sai, vì, nếu ngắm cảnh từ Lầu, người ta chẳng thấy gì về Phan Thiết cả, vì nó được xây bên triền dốc ngay dưới chân của Tháp Chàm này và mặt tiền lại xoay về hướng biển mặn nên chỉ thấy mặt phía Đông là có mặt trời và đại dương mà thôi. Bên dưới chân đồi này là một làng xã sống rất thanh bình: Việt Cộng đến rồi đi cũng được và Quốc Gia đi rồi đến cũng xong. Chẳng ai đụng chạm gì đến ai. Thế nhưng, từ Lầu Ông Hoàng đó, người ta cũng ngắm nhìn được phong cảnh của cửa sông Phú Hài rất đẹp. Muốn ngắm cảnh mà tôi vừa tả phải là ở cái điểm mà người ta đã xây dựng ngọn Tháp Chàm này. Ngọn Tháp y như “Nhất Phu Trấn Ải” của dân Chàm đã mất cái thế Thiên Thời đối với Việt Nam, cũng y như ngọn “Nhất Phu Trấn Ải” của người Việt này lại mất Thiên Thời với người Pháp vậy. Đó là lịch sử cho dù là lịch sử của thiên nhiên hay của nhân sinh, tại đây chúng tôi thấy có chỗ giống nhau vậy. Chúng ta đã hẳn có nhiều lần phải quẹt mi vì Bi Sử??? Bi Sử hẳn nhiên cũng chỉ về Tình Sử: Chuyện Tình Hàn Mạc Tử. Ai mua trăng, tôi bán trăng cho? Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ. Ai mua trăng tôi bán trăng cho? Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.
Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà, nhớ câu chuyện xưa. Lầu Ông Hoàng ( **Đền Tháp Chàm) đó, thuở nao, chân Hàn Mạc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng, Tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương. Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người, Tìm về giữa đêm buồn. Đường lên dốc đá, lối xưa hai người đã một lần đến. Tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân. Tiếc thay cho thân trai một quãng đời chưa qua hết Tiếc thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan. Hồn ngất ngư điên cuồng, cho trời đất cũng tang thương, Mà khổ đau niềm riêng. Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ dấu thân nơi nhà hoang. Mộng Cầm hỡi, thôi đừng thương tiếc tủi cho nhau mà thôi. Tình đà lỡ, xin một câu hứa kiếp sau ta trọn đôi. (**Tình đã lỡ, nên một câu nói kiếp nay không thành đôi) Còn gì nữa, thân tàn xin để một mình mình đơn côi. Tìm vào cô đơn, đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến. Người xưa nào biết chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa. Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe Trăng vỡ. Xót thương thân bơ vơ cho đến một buổi chiều kia. Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao. Mạc Tử nay còn đâu. Trăng ngà ngọc trăng ân tình chưa phỉ. Ta nhìn trăng bao xiết ngậm ngùi trăng.
(Xin lỗi tác giả Trần Thiện Thanh vì đã phải ghi thêm phụ đính riêng của mình cho hợp ý với Thi Sĩ Hàn Mặc Tử. Chúng ta đã biết khi thăm Lầu Ông Hoàng, cặp tình nhân đã gặp trời mưa, nên lại phải chạy vào một trong hai cái Đền Tháp Chàm trên đỉnh dốc và đã cho là cơn bịnh bắt đầu từ nơi ấy. Hơn nữa Hàn là người Công Giáo, nên niềm tin của ông không đặt trong sự luân hồi, mà chỉ có một kiếp ông đang sống mà thôi, không thể hẹn hò Mộng Cầm qua kiếp thứ hai đâu. Nếu Hàn đã hẹn hò với Mộng Cầm rồi, thì Mộng Cầm còn kết duyên với ông Địch làm gì nữa. Nếu có thế thật là phi lý cho các kẻ yêu nhau. Gần gũi bên nhau mà y như có kẻ thứ ba hiện hữu ở giữa. Cứ như ông Trần Thiện Thanh thì chẳng cần phải hẹn hò làm chi, đụng đâu là có con đấy cho yên trí Hiện nay ông Trần Thiện Thanh cũng đã thấy rõ được niềm tin này rồi, ông không dám hẹn cùng ai đến kiếp sau nữa. Gia đình ông cũng như vợ con ông cũng không thể để ông đi đầu thai tại một nơi nào nữa cả. Ông Trần thiện Thanh cũng đã đồng ý với tôi về chuyện niềm tin này rồi. Phải không Nhật Trường?)
Tịnh Đức Nguyễn Thế Thuận New Orleans 01/05
(tặng người bạn gái đồng song Trường Phan Bội Châu, Phan Thiết cũng có tên là Mộng Cầm - cũng như đến với Mai Nương, Minh Tâm, Nghĩa, Thước là những người mà tôi ghi trong Tâm – không phải trong Tim – mà là trong Tâm.)
No comments:
Post a Comment