Thành Phố Phan Thiết sau 30-4-1975
Phần 1 Phần 2
Saturday, April 23, 2016
Friday, April 22, 2016
Về Đây Mình Cạn Ly Tương Ngộ Trong Buổi Liên Hoan Của Các Cựu Học Sinh Liên Trường Trung Học Phan Thiết (Bình Thuận) Vào Chiều Thứ Bảy (25/6/2016) Tại Westminster CA
Bọn mình " quen lạ " đều bằng hữu
trăm đứa ra đi chẳng trở về
trăm đứa sống mòn trên đất mẹ
trăm thằng vất vưởng bước xa quê
bọn mình hiu hắt trên giàn lửa
tuổi trẻ làm mây giạt khắp trời
làm cỏ chết khô trong nắng hạ
làm cây già rũ kiếp xa khơi
bọn mình đã mất thời hoa bướm
giữa máu xương cao ngất đoạn trường
thù hận làm quê hương mở rộng
những hàng mộ chí khóc trăng sương
bọn mình nay chẳng còn bao đứa
xin hãy dẫn nhau trở lại trường
để nhớ những ngày xưa mộng mị
nơi sân cỏ uá bươc chân thương
bọn mình ngàn đứa thời Phan Thiết
trăm đứa banh thây tự kiếp nào
còn lại mấy thằng đầu đã bạc
xin về nối lại thuở trăng sao
xưa buổi loạn ly tình đứt đoạn
nay đời dâu bể vẫn chia ngăn
về đây mình cạn ly tương ngộ
rồi gục bên nhau rũ nợ nần
Những câu thơ trên làm nhớ lại bài ‘tôi đi học’ của Thanh Tịnh, từ mấy chục năm về trước còn học lớp nhất A tại Trường Nam Tiểu Học Phan Thiết. Bài văn này hầu như ai cũng thuộc vì lời văn trong sáng và quá cảm động, dù nội dung chỉ là lời tự sự của một cậu bé nhà quê, ghi lại cảm giác của mình trong buổi học đầu đời ở trường làng. Hồi ức của Thanh Tịnh như còn nguyên nếp, không hề sờn phai vì ông viết khi rời trường mẹ để bước vào đời.
Nhưng có lẽ nhức nhối và làm ta nhói đau hơn khi đọc thêm tác phẩm của nhà văn Pháp Anatole France. Ðây mới chính là tâm sự của những tên học trò đã xa xóm học mấy chục năm dài như số lớn chúng ta, mà không một lần được ghé về thăm. Ðến nay tuổi đời chồng chất, ký ức nhạt nhòa, mới chợt nhớ về trường xưa qua ảnh hình mông lung vay mượn. Dù sao chăng nữa, Thanh Tịnh hay Anatole cũng còn có diễm phúc trong lúc tuổi già, để ngồi quan sát bọn học trò nhỏ hằng ngày nơi ngôi trường cũ, rồi hoài niệm trút cạn tim óc, tạo thàn nhữngh đoản văn bất hủ: ‘La rentré des classes’, trong tác phẩm ‘Le Livre De Mon Ami’.. tôi kể cho các bạn nghe những điều đã cho tôi nhớ lại mỗi năm cảnh trời thu mây nổi và những điều trông thấy, khi tôi đi ngang qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười. Ấy là hình ảnh một cậu bé, hai tay bỏ vào túi, cặp sách quàng lưng, tung tăng nhảy nhót đến trường.
Theo dấu chân chim của Anatole hay Thanh Tịnh, hè này (2016) chúng ta (bọn học trò nhỏ của một thời Phan Thiết), cũng quay về những mái trường xưa lớp cũ PBC, Tiến Đức, Bạch Vân, Bồ Đề, Chính Tâm, Bán Công.., để thu vén lại đâu đó trong " Buổi Liên Hoan Hội Ngộ Học Sinh Liên Trường Trung Học Bình Thuận " vào ngày Thứ Bảy 25 tháng 6 năm 2016 tại miền Nam California Hoa Kỳ. Chắc chắn trong khung cảnh ngẩu hứng nơi quê người, chúng ta qua bạn bè muôn phương về hội ngộ, sẽ tìm lại đưọc những kỷ niệm còn sót lại của một thời dấu ái xa xưa, kể cà những mối tình đầu dang dở nơi sân trường, tại PHAN THIẾT (Bình Thuận) trước ngày 30-4-1975.
Làm sao chúng ta có thể ngoảnh mặt hay quay lưng để quên được những năm tháng êm đềm, mơ mộng dưới mái trường yêu? Xin hãy về và cùng ngồi xuống bên nhau, hởi quý thầy cô và những bạn bè còn sót lại qua cuộc đổi đời bi thiết, để cùng gục đầu moi tim nhớ tới đâu đó những hình bóng thân thương, dù hiện tại chúng ta cách xa quê hương muôn trùng. Nhung nhớ, vấn vương,’ lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương ‘, chẳng qua cũng chỉ là những đám mây lờ lững, ngọn heo may se sắt và sương khói hoàng hôn vào buổi thu tàn.
Nhưng dù thế nào chăng nữa, bao chục năm qua xa cách, trong tôi cũng như bạn bè ngày cũ, được nếp mình dưới mái trường xưa, miên viễn cũng vẫn là một thời thơ ấu, lãng mạn làm đôi lúc giữa tuổi già cằn cỗi của một kiếp người, bất chợt cảm động muốn khóc, khi men theo ngỏ khuất trong trái tim ta, đứng dáo dát tìm về các con đường rợp hoa phượng vỹ, báo hiệu niên học đã hết. Hăm hở đến nghẹn ngào khi bước chân lên con tàu của cuộc đời, mà năm tháng vẫn không nhạt nhòa kỷ niệm.
Rồi lại nhớ những mùa hạ mùa đông, hằng năm học sinh các lớp thi nhau làm giai phẩm, báo tường, báo Tết. Có lúc cả bọn trai gái kéo nhau đi trong mưa trên đường từ trường về tới nhà của trưởng ban văn nghệ, để hội họp viết bài. Mưa chiều thật lạnh, nhưng được đi bên em, người bạn gái chung lớp mà tôi trót thầm thưng trộm nhớ.. cũng cảm thấy thật ấm lòng.
Và mùa thi cử lại tới. Bắt đầu niên khóa 1959, Phan Thiết đã có hội đồng thi Trung Học Ðệ Nhất Cấp. Dạo đó mùa thi cử đã khiến cho đêm Phan Thiết trở nên hoạt động rộn ràng. Do tình hình an ninh tại điạ phương thật khả quan, nên hầu hết nam sinh đều túa ra đường để học thi. Phường phố Phan thiết sau 10 giờ đêm đã bắt đầu thưa vắng. Những hàng vông gốc bàng trong vườn hoa lớn và tất cả hàng cây phượng vỹ dọc theo đường Nguyễn Hoàng, Hải Thượng, Ðề Thám.. cũng bất động trầm ngâm. Dòng sông Mường Mán từ trên cầu giữa nhìn lên, nhìn xuống chỉ còn là một vệt đen im lìm xuôi chảy, thỉnh thoảng mới có một vài bóng đèn leo lét trên các thuyền chài từ bến ra khơi, làm khuấy mặt nước đang ngái ngủ giữa đêm trường.
Mùa thi, ban đêm là thế giới riêng của bọn học trò. Thật vậy hầu hết các nơi chốn công cộng như Ðài Chiến Sĩ, các vườn hoa kế nhà ga xe lửa, vườn hoa lớn nhưng đông đảo nhất vẫn là vườn hoa Ðộc Lập trước nhà sách Vui Vui, các hàng ghế đá hầu như đều bị học sinh chiếm lĩnh. Từng lớp, từng nhóm, học hành bàn cãi sôi nỏi về đủ mọi vấn đề. Cảnh Sát, lính Ðịa Phương Quân và dân chúng đi đêm, nhìn thấy đều mĩm cười với sự bao dung độ lượng và thán phục.
Thông thường học bài thi từ nửa đêm cho tới lúc trời bắt đầu hừng sáng, lúc mà những chiếc xe ngựa, xe lam chở hàng từ mấy cửa ô vào chợ, băng qua hai cây cầu gổ bắc ngang sông, gây tiếng lốc cốc lạch cạch của vó ngựa và bánh xe lăn. Nhưng kỷ niệm nhất vẫn là tiếng rao hàng lãnh lót của bà béo bán xôi trước tiệm nước Hòa Nguyên đầu đường Ðinh Tiên Hoàng.. hay mùi thơm ngát của bánh mì nóng tỏa ra từ các lò bánh mì, cũng là lúc bọn học trò học thi tan hàng về nhà ngủ.
Suốt thời gian học, năm nào cũng vậy, ngồi trong lớp học hay đi dọc theo con đường Nguyễn Hoàng bất chợt nhìn thấy hoa phượng chúm chím nở hoa, là lòng lại bồi hồi xúc động và vui đến rớm lệ " khi giờ cuối cùng đã hết, học trò lớn nhỏ ai cũng nhắp nhỏm chờ lên tàu, để trở về quê có thầy mẹ đợi em trông, trên đường làng huyết phượng nở thành bông và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt ", như Xuân Tâm đã viết trong bài thơ ‘nghỉ hè’. Thật tình mà viết trong những lần Hè của tuổi thơ, tôi rất ganh tỵ với bạn bè vì là dân Phan Thiết, nên đâu được lên ghe, lên tàu để về nghỉ Hè tại các làng quê xa xôi êm đềm mãi tận Long Hương, Phan Rí, Mũi Né, LaGi hay ngoài Phú Quý. Nhưng tuổi thơ vốn ồn ào, buồn đó vui đó trong sự mong đợi rộn ràng qua những kỳ nghỉ Hè, nghỉ Tết, lên lớp, thi đổ để bước vào đời:
kiểm soát kỷ có khi còn thiếu sót,
rương chật rồi khó nhốt cả niềm riêng..
Ðó cũng là tâm trạng buồn rầu qua những buổi học cuối cùng của đám học trò lớn đã đến giờ phải bỏ trường, lớp, thầy cô cả người tình để mà đi. Mùa Hè đã không còn êm ả và huyên náo như buổi nào, khi mà con tàu tuổi thơ của bọn học trò nhỏ có đi và có trở lại cổng trường. Lần này thì khác hẳn, vì những muà Hè vui vẽ đã ngoa ngoắt quay lưng một cách tàn nhẩn, chạy tít tắp mù khơi vào cảnh xanh lơ quá khứ, mặc cho tên học trò mới hôm qua còn thân thuộc, thì nay bỗng thấy mình sao quá lạ xa, đứng giữa sân lòng một mùa Hè tê tái, ngỡ ngàng. Vâng, đó là những ngày Hạ năm 1962, với những nỗi buồn trong buổi học cuối cùng. Rồi mai dấn thân vào đời mù tăm sương khói, định mệnh, chiến chinh, có mấy ai dám hẹn buổi tao phùng?
Tỉnh lẻ đêm cuối cùng thật buồn, một mình trở lại trường cũ, đi trên những con đường xưa để tạ từ lần cuối cùng như thu vén vào hành trang kỷ niệm học trò. Bỗng nghe như từ cõi mù sương nào đó, vọng lại một tiếng thở dài. Thôi quan hà xin cạn chén, từ đây ta là chiếc én lẻ bầy, nẽo đời đã mở ra trước mắt, không mộng mơ như trong trang sách, mà là cả một thành sầu đợi đón khách sông hồ.
Sau ngày 30-4-1975 VNCH sụp đổ, các ngôi trường trung học tư thục tại Phan Thiết cũng bị dẹp bỏ và vắng bóng từ đó đến nay. Nhưng trong thâm tâm của mọi người, tất cả các ngôi trường trên kể cả trường trung học công lập Phan Bội Châu, lại là một chuổi dài lịch sử của một cuộc bể dâu.
Nhưng lịch sử vẫn là sự thật đưọc các thế hệ học sinh ghi chép, dù nayđã bị khép lại từ cuối tháng 4-1975. Trong đó có những điều không ai có thể phủ nhận, là qua thời gian tuy ngắn ngũi (1955-1975) nhưng các trường cũng đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh góp phần gìn giữ và xây dựng đất nước. Ngày nay học sinh Liên Trường Trung Hoc Bình Thuận trên vạn nẻo đường viễn xứ, nhiều người thành danh làm rạng rở tỉnh nhà.. Tôi đứa học trò cũ năm nào, dù không công thành danh toại, vẫn có quyền tự hào như tất cả bạn bè rằng chúng ta là học sinh của các trường trung học công tư tại Phan Thiết, một nơi chốn lừng danh cả nước ít nhất trong lãnh vực " Giáo Dục và Học Đường " , phần lớn nhờ công ơn đào tạo của các Vị Ân Sư trong đó có các thầy Lê Tá, Đặng Vũ Tiển, Lê Bảo, Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Quốc Biền, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Khắc Ănh Vũ... Sau rốt, xin chân thành cảm ơn những ngôi trường đã cho chúng ta những ngày đáng sống. Xin cám ơn thầy cô đã dạy cho chúng tôi biết nhớ, biết đến tình người và trên hết là biết tin tưởng vào một tương lai dời đổi rất gần. Ngày mai ta lại về.
Và như thế, Ban Điều Hành Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại. trân trọnh kính mời Quý Vị Ân Sư và Cựu Học Sinh Các Trường Trung Học Công Tư Phan Thiết, vui lòng bỏ chút thời gian quý báu, để cùng chung vui bên nhau trong buổi Liên Hoan, cũng là Ngày Tiền Hội Ngộ của Đại Hội Ân Tình X. Tất cả đều miễn phí kể cả ẩm thực, nước uống thêm chút men nồng trong buổi tương ngộ, sau bốn mươi mốt năm ly tán.
Buổi Liên Hoan đã đưọc bảo trợ bởi một nhóm Mạnh Thướng Quân, đứng đầu là Gia Đình Cụ Dương Quang Thiết tại Virginia, nguyên chủ nhân hàng nước mắm Hồng Sanh Phan Thiết (500$) và Mr Phan Bái, Huỳnh Văn Quý, Nguyễn Văn Hạnh, Ngô Trúc Khánh, Cao Hoài Sơn, Nguyễn Tấn Hợi, Khai Trinh, Trần Hữu Thân, MG, Mrs Dung Nguyễn, Hồ Ngọc Trai..(mỗi người giúp 100$). Ngày Liên Hoan Hội Ngộ do cụ Dương Quang Thiết khai mạc và Nhạc Sĩ Nguyên Phan & Thi Sĩ Mặc Nhân Thế hướng dẫn chương trình, ca nhạc giúp vui với ban nhạc Queen Bee. Ngoài hai tiết mục " giới thiệu Hồi Ký của Đại Uý Huỳnh Văn Quý và Đặc San Ân Tình ", tất cả thời gian còn lại đều dành cho buổi tương ngộ của các cựu học sinh Liên Trường.
Buổi Liên Hoan bắt đầu từ 1:00 PM – 5: 00PM tại trụ sở Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave , suite 214-215, Garden Grove CA 92843 (có thang máy). nhiều chỗ đậu xe và gần khu Phuớc Lộc Thọ. Kính mời Quý Thầy Cô, Thân Hữu, Đồng Môn và Đồng Hương đến dự.. để tìm lại bè bạn thân thương của một thời Áo Trắng.
cứ tưởng đến ngày vui hội ngộ
mà hồn đã thét vạn lời ca
trường xưa nay đã ngăn sông núi
nhưng nghĩa tâm giao vẫn đậm đà
mấy chục năm qua đầy lận đận
bạn thầy, đôi ngã cách mười phương
gặp nhau giây phút rồi chia biệt
kẻ ở người đi vạn nẻo đường
thêm nỗi thăng trầm đầy nước mắt
ai còn, ai mất, biết ai đây ?
cho dù có nhận tin thì cũng
tủi phận, thương thân, chịu đọa đầy
nay được tao phùng nơi đất khách
tâm tình xin hãy gởi cho nhau
sang hèn, giai cấp, toàn phù phiếm
như đã chìm sâu giữa ba đào
hãy trút phân chia vào quá khứ
hãy cùng mở rộng hết vòng tay
hãy đem mơ mộng thời hoa bướm
để sớt cho nhau những nụ cười
vui quá ngày mai ta hội ngộ
bạn, thầy, quen, lạ đón liên hoan
bỗng dưng thương quá người yêu cũ
chẳng biết giờ đây mất hay còn
Phòng Hội có trên 200 chổ ngồi. Ghi danh và liên lạc :
Dung (714-235-9988), Khánh (714-251-1979), Cửu (714-317-9953)
Xóm Cồn Hạ Uy Di
tháng 4-2016
mương giang
Friday, April 15, 2016
Kỹ niệm 30/4/75 - Phạm Sanh PBC72
Sài Gòn những ngày nắng nóng tháng tư, oi bức không chịu nỗi, đi đâu cũng nghe chuyện hạn hán thiếu nước, từ miền Tây đến Đắc Lắc Ninh Thuận Bình Thuận, con nít người già đen đúa rầu rĩ, trâu bò dê cừu sống cũng như chết. Bạn bè xa xứ thời gian gần đây về nhiều nhưng về rồi cũng lại đi, ngồi uống cà phê một mình sao vẫn thấy mằn mặn, mới đây đã gần 41 năm…
Năm đó, ăn Tết xong, vào lại Sài Gòn học, đã nghe không khí là lạ, sinh viên các trường “dễ vào khó ra” như Văn khoa, Luật, Khoa học…, ngày nào cũng biểu tình chống bắt lính. Sinh viên Phú Thọ vốn truyền thống hiếu học êm đềm, bỗng truyền đơn rãi đầy toilet, băng ron kêu gọi xuống đường treo đầy cây, Thầy Cô có cớ chạy nhanh về nhà. Một mình lủi thủi về cư xá nghe đám bạn miền Trung tán dóc tình hình thế sự, ngay ngáy lo nghĩ về gia đình. Đầu tháng 3, Ban Mê Thuột thất thủ, trường gần như không còn giảng dạy học hành gì nữa, sáng lên lớp chờ Thầy chờ bạn, nghe vài tin tức BBC tình hình chiến sự, rồi giải tán, Thầy Cô bè bạn bắt đầu ra đi ngày càng vắng dần. Cư xá 268 Nguyễn văn Thoại trở nên đông người ồn ào hơn, gia đình người thân từ các Tỉnh miền Trung, Cao nguyên lũ lượt di tản vào. Tự nhiên được cho nghỉ học, sướng thật, nhưng tôi ngày nào cũng qua thư viện học bài làm bài tập, lở hết đánh nhau như đợt năm 72 thì phải học lại và thi cuối năm. Má tôi nhờ một người Bà chuyên lấy hàng Sài Gòn về bỏ chợ Phú Long, đưa thư nhắn về gấp Phan Thiết để nếu có chia cắt đâu đó thì gia đình còn có nhau. Lại kẹt ngày thi tín chỉ cuối cùng cho tấm bằng cử nhân MGP bên Khoa học, thi xong thì đã nghe tin gia đình đi ghe vào Vũng Tàu, mọi con đường trừ đường biển từ Phan Thiết vào Sài Gòn đều đã bị cắt đứt. Đúng là cả đời tôi khốn khổ vì ham học, phải chi ham cái gì khác, nay đở “khổ tâm” hơn nhiều…
Tín về, kể chuyện cấp 3 PBC, hai thằng ham cái khác, tôi người chị Tín người em, rủ nhau lên nhà các cô nàng nhỏ nhắn, rồi cùng nhau nhìn lên trần nhà tìm đếm thằn lằn, không nói được câu nào. Kết quả chắc mấy bạn dư sức đoán được ngay không cần suy nghĩ, người ta nói tình thiên nga, tệ lắm là tình khỉ đột, không ai nói tình thằn lằn cắc ké. Ham gái, là bản chất đàn ông con trai, đức Phật Thích Ca còn phải vui vẻ mà nói, ai cũng ham chơi ham ngũ ham ăn ham uống ham tiền ham chức và tất nhiên cũng phải ham gái (hình như đức Phật vẫn còn phân biệt nam nữ).Tôi nhút nhát sau những thất bại ban đầu, nên phải giả bộ tự đặt ra các điều cấm, không tán em của bạn, không tán bạn của em, không tán học trò, không tán đồng môn đồng nghiệp. Giờ không biết suy nghĩ của mình đúng hay sai, có lẽ sai nhiều hơn đúng, vì các bạn 72 tán nhau lung tung mà vẫn răng cứng ngắc đầu đen thui. Kể ra nhiều lắm, như nhóm bình thường mày tao nhưng đôi lúc phải kêu nó bằng anh là Phân Sơn-Lê Sơn-Dũng cọt (đã bị delete), Hùng-Sỹ, Hùng đen-Sang mập, Ngọ-Hùng móm, Ngọc-Lộc…, nhóm cây nhà lá vườn như Minh-Thức, Hoa-Sáu, Tuyết-Phụng, Tương-Lễ, Thoa-Tám…, nhóm đồng nghiệp lấy nhau thì nhiều lủ khủ, nhưng nhóm tán thành công học trò thì chưa thấy, có lẽ mối tình Thày Trò chắc chắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng từ chết đến bị thương, không tin mấy ông già U70 cứ thử…
Năm 75, chạy xuống bến Đá Vũng Tàu gặp gia đình, Mẹ kể phải chờ Ba đang chở hàng ra miền Trung, kẹt dòng người khắp nơi đổ về Nha Trang, cả nhà đợi Ba về PT mới đi chung được. Tin tức VC đã qua Long Khánh, đang đánh vào Sài Gòn, chờ Cậu không được, Ba tôi quyết định lái tàu đưa gia đình ra đi, nhưng đi được gần 1 ngày, Ba nói thiếu dầu và quên la bàn, phải quay trở lại Vũng Tàu. Một tình huống đến nay, ngay cả khi Ba tôi mất, tôi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Cậu có thể vì Mợ, đúng ra là gia đình Mợ. Nhưng Ba tôi chắc vì Mẹ già, không thể nào bỏ lại Bà Nội và hai thằng em sinh đôi của tôi mới 5 tuổi, hai thằng này vừa sinh ra, bà thày bói đã nói xung khắc chắc chắn phá hết tiền của Cha Mẹ làm Mẹ giận nhưng Ba tôi lại thương hai đứa nó suốt đời…
Đợt này về VN, thấy Ánh Tuyết giọng nói vẫn trẻ trung, mặt tươi cười phúc hậu giống bà già AT. mà tôi nhớ được gặp hồi nhỏ, Phụng thì vẫn như xưa, vui nhưng vẫn có nét lầm lỳ. Hồi cấp 2, có lần bị NP. Thiên Hùng chọc ghẹo, Phụng lầm bầm gì đó, ngày hôm sau xách dao (hồi xưa chưa có mã tấu) lên lớp định chơi thật, làm các bạn lớn tuổi hết hồn, khuyên can. Sau 75, có lần tôi đi lang thang trên đường Trương Định, vô tình gặp Phụng, mừng hết lớn, hai thằng sau đó rủ nhau bỏ mối bán nước suối Vĩnh Hảo và sửa đậu nành. Sau này P. ra đi, mất mối lớn, tôi phải giả từ nghề bán nước suối, chuyển sang bán nước mắm. Mấy hôm ở Sài Gòn, quý Phụng lắm, uống với bạn cở nào cũng uống, lại còn có cô học trò cũ thăm viếng vì có thời P. làm thày giáo. Nhớ, đừng tháo giày. Nói về chuyện Tuyết Phụng, lại nhớ gặp được Phấn Hoa, xinh vui như ngày nào, không biết Đào Hoa bên ấy có còn đẹp hơn PH không?
…Không ra biển được, tôi quay lại Sài Gòn. Thành phố những ngày gần 30/4, vừa yên lặng vừa hỗn loạn, lính tráng và người dân di tản ở la liệt khắp nơi, ai cũng tâm trạng hoang mang lo lắng chờ đợi. Tôi thì chỉ lo cho gia đình, lo cho người thân, đưa đứa em gái về ở tạm nhà Bà Hồng Xuyên, đưa bạn em gái về nhà người dì tại Phú Nhuận. Xong, đi lang thang dọc bến Bạch Đằng xem cảnh người ta chen nhau xuống tàu hải quân, vẫn còn dư thời giờ lại lên chung cư cầu Muối thăm Lộc, uống chai rượu Tây mà L. khoe là chiến công khi vào “lục soát” hộc bàn phòng ông khoa trưởng trường Văn Khoa. Cớ gì L. vào Văn khoa, chỉ có tôi, Quang và một hai người bạn nữa biết, thôi hãy để yên cho L. chốn suối vàng. Gần 30/4, Sài Gòn hứng một trận giông để đời, mây đen tối nghịt, sấm chớp đầy trời, chắc là điềm báo hiệu của “Ổng”, như chuyện bầy sâu trên núi Thành Sơn ùn ùn kéo xuống đầm Nại để tự tử và hòn đá Tiên quê Tổng Thống Thiệu bị sét đánh té ngã lăn đùng trước khuôn mặt đáng ghét của hòn mặt Quỹ…
Mấy ngày Tín về PT, đi dạy học ở Tỉnh xa mà lòng không yên, không biết khi nào Tín vào lại, hàn huyên tán dóc. Nhìn hình chụp các bạn PT, có bạn nhìn ra có bạn không biết tên gì, trí nhớ lúc này cũng phải xem lại, coi chừng giống các bạn HL, HB, GH (bên Tây đừng giận). Như Kỳ Hùng, Quốc, Thoa… nhìn ra, nhưng VT Tài thì chịu, có vợ rồi nên già và mập, mà ai cũng phải già. Ngày Tín qua lại Úc, sáng đến trưa, 3 thằng vẫn còn uống cà phê Kỳ Hòa nói chuyện trên trời dưới đất. Khi Nhật Hồng chở Tín về lại khách sạn, bước đi bỗng thấy nặng theo cơn bệnh gout, chúc nhau khỏe để còn quay về gặp lại, hao hao cái lần Tín vào chỗ làm việc của mình, từ giả để chuẩn bị vượt biên tiếp sau bao nhiêu lần không thành…
Sài Gòn sau 30/4/75 thật ra cũng không có gì ầm ỷ ghê gớm như phim truyện nói sau này. Quân quản vào tiếp thu trường, một vài “đồng chí” thanh niên xưng là cán bộ cách mạng kêu gọi sinh viên trình diện, phổ biến vài nội quy gì đó, chia nhóm chia tổ học tập chính trị, rồi lên đường đi lao động đào kênh, làm nhà do dân kinh tế mới…Trường Phú Thọ bấy giờ không có ai nằm vùng như các trường khác, nên thật ra cũng dễ thở. Phải hơn một năm sau, trường mới tổ chức học chuyên môn lại, tôi được “hân hạnh” học kỹ sư 5 năm, may mắn học được kiến thức kỹ thuật ngành công chánh cả Nga lẫn Mỹ, tất nhiên mấy ông Thày Phó tiến sỹ ngoài Bắc mới vào Nam ngày ấy toàn phê phán chửi Mỹ là chính, chứ dạy dỗ có được bao nhiêu, tự học là chính…
Nhanh thật, đã 41 năm sau 30/4, bạn bè ai cũng tay bế tay bồng cháu nội cháu ngoại. Mong các bạn lớp 72 mình sống dai, bồng luôn cháu cố. Nhưng nhớ gặp nhau thường để đừng trở thành lãng ông lãng bà.
Phạm Sanh, 72PBC
Thursday, April 14, 2016
Ăn mặn, ăn chay đâu hay bằng ăn đúng!
Người tiêu dùng hiện nay đang “quáng gà” vì quá nhiều thông tin về thực phẩm và dinh dưỡng. Đặc biệt, có nhiều món ăn được phong ngôi quá mức theo kiểu “rỉ tai truyền miệng”, nhưng chẳng có được một chứng cớ khoa học rõ ràng nào.
Bài viết cung cấp thêm một số thông tin về vấn đề này…
Điểm qua những kiểu món ăn
* Ăn kiểu phương Tây
Đây là kiểu ăn “nhà giàu” với các món thịt động vật, bơ sữa, một ít rau và uống bia rượu.
Với khẩu phần ăn “rượu thịt” giàu thịt, mỡ và năng lượng này người châu Âu Mỹ có tỷ lệ bệnh béo phì, đái tháo đường, bệnh gút và bệnh tim mạch khá cao.
* Ăn kiểu Địa Trung Hải
Khẩu phần này dùng nhiều hải sản, dầu ô liu, một ít ngũ cốc và uống rượu vang đỏ.
Các nhà khoa học dinh dưỡng và y tế ghi nhận người dân Địa Trung Hải với khẩu phần địa phương đặc biệt này có tỷ lệ bệnh tim mạch, đái tháo đường thấp hơn hẳn so với người ăn kiểu Âu Mỹ.
* Ăn kiểu Trung Hoa
Người Hoa chiếm một phần tư dân số thế giới. Món ăn chính là những sản phẩm từ gạo như cơm, bánh bao, mì …Thức uống chính là trà.
Với chế độ ăn “cơm trà” này, người ta ghi nhận rằng tỷ lệ bệnh tim mạch thấp nhưng béo phì và đặc biệt đái tháo đường khá cao.
* Ăn kiểu Nhật Bản
Người Nhật thường ăn cơm cuộn với nhiều rong biển (nori) trong món truyền thống sushi, cá biển được dùng nhiều, đặc biệt dùng dạng gỏi cá tươi (shasumi). Thức uống truyền thống là trà và thỉnh thoảng uống rượu sake..
Chế độ ăn nhiều rong biển và cá, người Nhật có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và nội tiết chuyển hóa thấp như người theo chế độ ăn Địa Trung Hải
* Ăn chay
Ăn chay (ăn trai) là chỉ dùng thực phẩm gốc thực vật: rau, trái, củ, hạt….để tránh “sát sanh” người Phật giáo. Ăn chay có 4 nhóm: (1) chay tuyệt đối , (2) chay có sữa , (3) chay có sữa, trứng và (4) chay linh hoạt hay chay tương đối thỉnh thoảng có thể ăn thêm thịt, cá.
Vì chỉ chú tâm đến thực vật nên đa số các khẩu phần chay đều thừa chất bột, đường và chất béo. Người ăn chay ít bị bệnh tim mạch nhưng bệnh đái tháo đường rất cao, gấp hơn hai lần người ăn bình thường.
Một nhược điểm nữa của ăn chay là dễ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, vốn chỉ có trong thức ăn động vật. Ngoài ra chất phytate thực vật còn ngăn cản hấp thu calci cho cơ thể, ăn chay có tỷ lệ loãng xương cao hơn.
* Ăn thực dưỡng (macrobiotic) và Oshawa
Thực dưỡng là chế độ ăn bao gồm: chủ lực là các loại ngũ cốc, bổ sung các loại thực phẩm khác như rau quả địa phương, và tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến hoặc tinh chế cao và các sản phẩm động vật.
Chế đô ăn thực dưỡng cũng hơi khác chế độ ăn chay là có thể cho dùng một ít thức ăn nguồn động vật như cá nhỏ, một vài loại thịt..
Các nhà thực dưỡng Nhật Bản cho rằng các loại ngũ cốc địa phương nguyên hạt , đậu , rau, rong biển, các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây, kết hợp vào bữa ăn theo các nguyên tắc âm dương của Trung Quốc cổ đại. Thức ăn được dùng gia vị tự nhiên, các loại đồ uống kèm là loại không kích thích như trà cả cành lẫn lá (trà bancha) và trái cây thông thường.
George Ohsawa nhấn mạnh đến cân bằng yếu tố âm, dương trong thực phẩm: (1) dương tính là nhỏ gọn, dày đặc, nặng, nóng và (2) âm tính là mở rộng, ánh sáng, lạnh, và khuếch tán. Gạo lức và các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mạch đen… âm dương cân bằng. Cà chua, ớt, khoai tây, cà tím, củ cải đường và bơ không nên hoặc rất hạn chế dùng trong nấu ăn chay vì chúng rất âm.
Những điều y học ghi nhận
* Về chất thịt
Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thịt đã qua chế biến có khả năng gây ung thư rất cao, như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền liệt…
Trong thịt đỏ, có nhiều chất myoglobin hơn thịt trắng, rất giàu chất đường Neu5Gc, một loại đường “không của người” (non-human sugar), sẽ thúc đẩy phản ứng viêm và tiến triển ung thư.
Trong bảo quản thịt, lạp xường, thịt nguội, xúc xích, jambon người ta hay dùng diêm tiêu (muối diêm, saltpetre) nếu vượt liều cho phép sẽ gây bệnh tiêu hóa, ung thư. Ngoài ra, nitrit có thể oxy hóa huyết cầu tố hemoglobin thành chất độc methemoglobin gây tím tái, trụy hô hấp, tuần hoàn. Trong quá trình ướp và gia nhiệt, natrinitrit có thể kết hợp với acid amin (do protein phân hủy ra) để tạo ra nitrosamine có khả năng gây ung thư.
Trong chế biến thịt và các phó sản, đặc biệt khi được nướng rán một số chất gây ung thư có thể được tạo ra như acrolein, acrylamide..
* Về cá
Cá cũng là thực phẩm có hàm lượng chất đạm (protein) rất cao. Protein trong cá lại rất dễ tiêu hóa, hấp thụ, tốt cho sức khỏe đặc biệt cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, béo phì, đái tháo đường. Trong cá còn có nhiều vitamin như vitamin A, D, các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt…
Khác với các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn… thường giàu cholesterol, không tốt cho sức khỏe, cá chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa, đó là các axit béo omega-3, omega-6. Đây là thành phần đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ và quá trình phát triển não bộ của trẻ em.
* Về chất béo
Chất béo cũng là thành phần quan trọng trong bữa ăn. Tất cả chất béo là dạng ester của các axit béo. Các axit béo này được chia làm hai loại là no (bão hòa) và không no (có nhiều nối đôi).
Y học chứng minh rõ ràng rằng các chất béo no, thường có ở mỡ động vật, thường có nguy cơ gây bệnh hơn các chất béo không no, có trong cá và dầu thực vật.
* Rượu vang
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy trong rượu vang đỏ có các polyphenol như flavonol, flavan-3-ols, anthocyanins, axit phenolic và đặc biệt là resveratrol, giúp bảo vệ tim mạch cho người già.
*Chất xơ sợi
Chất xơ sợi có nhiều trong rau, củ, thực vật. Tuy không có tác dụng dinh dưỡng nhưng chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa: Ngăn ngừa táo bón do tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển đường ruột, cần thiết cho tế bào đại tràng hoạt động nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và các rối loạn như bệnh túi thừa, bệnh trĩ và ung thư đại tràng. Chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và hấp thu chất bột đường, như vậy không làm tăng đường máu đột ngột sau ăn. Vì vậy chất xơ giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết. Cải thiện rõ các chỉ số chất mỡ trong máu, giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Kiểm soát tăng cân, béo phì do chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, không tạo ra năng lượng, nhưng chất xơ làm tăng khối độ và độ nhớt thức ăn, gây đầy bụng, cảm giác no kéo dài và giảm cảm giác thèm ăn.
* Rong biển
Rất giàu chất dinh dưỡng: chất đạm rất cao, nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và các loại vitamin như iốt, cần thiết cho tuyến giáp, canxi cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả….
Đôi điều bàn luận
* Khẩu phần ăn hợp lý phải đủ thành bốn nhóm trong một hình biểu trưng gọi là “ô vuông” thức ăn: (1) chất đường bột, (2) chất đạm, thịt, (3) chất béo và (4) muối khoáng, vitamin; như một cái áo hoàn chỉnh cần có các thành phần cơ bản: vạt trước, vạt sau, cổ áo, tay áo, túi áo...“thừa không được mà thiếu cũng không xong”. Do trong thiên nhiên, không có một thực phẩm nào là hoàn hảo, đầy đủ 4 thành phần, nên chúng ta phải ăn thật đa dạng, nhiều món loại thức ăn.
* Những khẩu phần ăn “lệch lạc”, không hài hòa, dứt khoát không tốt cho cơ thể. Không ai chỉ ăn thịt hay ăn gạo mà có thể tồn tại trên đời.
* Ngạn ngữ Anh có câu “Con người tự đào mồ bằng chính hàm răng của mình” (People dug graves with their own teeth): ăn uống đúng, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, tạo ra sức sống; ngược lại nếu ăn uống “không đúng sách” thì chính thức ăn lại gây ra bệnh tật.
* Cần thuộc lòng lời khuyên của Hippocrate, ông Tổ Y khoa, cách đây 2.400 năm trước: "Hãy biến thức ăn thành thuốc, đừng để thuốc là thức ăn của mình".
BS Trần Bá Thoại
Monday, April 11, 2016
PBC72 Ngày Nay
Trái qua phải hàng đứng
Trần Ngọc Diệp, Chính, Hùng, Thoa.
Hàng ngồi
Nở, Nguyễn Thị Tỳ, Lê Thị Bé
Credit to Tín Nguyễn PBC72
Subscribe to:
Posts (Atom)